Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi ‘đặc sản’ hay mở ra cơ hội hồi sinh?

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi ‘đặc sản’ hay mở ra cơ hội hồi sinh?

Phim cổ trang là ‘đặc sản’ của làng phim Hoa ngữ. Tuy nhiên, từ 2018, nhiều dự án cổ trang phải trải qua hành trình lên sóng vô cùng chật vật.

Hồi tháng 3, cộng đồng mọt phim Hoa ngữ hoang mang trước thông tin về “lệnh cấm chiếu phim cổ trang”, áp dụng với tất cả thể loại như võ hiệp, giả tưởng, xuyên không, cung đấu, dã sử, thần thoại… trên cả webdrama và truyền hình. Sau đó, Cục điện ảnh Trung Quốc đã hủy lệnh cấm nói trên do vấp phải sự phản đối lớn từ dư luận. Tuy nhiên, các bộ phim cổ trang từ đó phải chấp nhận một số quy định khắt khe mới được lên sóng.

1. Hoãn chiếu phút… 89

Cửu Châu phiêu miểu lục là một trong những bom tấn truyền hình được mong chờ nhất 2019. Phim dự định lên sóng tập đầu tiên vào 22h ngày 3/6/2019 trên Tencent, Youku và đài . Tuy nhiên, chỉ 20 phút trước giờ chiếu, dự án này đã bị hủy bỏ.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?

Diễn viên Tống Tổ Nhi trong vai nữ chính Vũ Nhiên của Cửu Châu phiêu miểu lục.

Cửu Châu phiêu miểu lục được chuyển thể từ tiểu thuyết sử thi giả tưởng cùng tên của nhà văn Giang Nam. Phim lấy bối cảnh là thế giới “Cửu Châu”, kể về những nhân vật chính là Lữ Quy Trần, Cơ Dã, Vũ Nhiên. Mặc dù được đầu tư 500 triệu tệ và quy tụ dàn diễn viên tên tuổi như Lưu Hạo Nhiên, Tống Tổ Nhi, Trần Nhược Hiên…, phim vẫn không tránh khỏi số phận “chết yểu”. Theo Youku, vì lý do , Cửu Châu phiêu miểu lục không được phát sóng theo đúng lịch. Phía đoàn phim cũng không biết đến khi nào phim mới được chiếu. Trong khi đó, dư luận cho rằng sự lỡ hẹn đầy tiếc nuối này xuất phát từ việc phim không vượt qua nổi khâu kiểm duyệt từ Cục điện ảnh. Theo cập nhật mới nhất cuối tháng 6, Cửu Châu phiêu miểu mục đang phải cắt ghép lại nội dung và giảm số tập.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?
Poster Đại Minh Phong Hoa

2. Những tác phẩm xuyên tạc lịch sử

Những năm gần đây, Trung Quốc đưa ra nhiều quy định trong sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình, trong đó có hạn chế phim cổ trang, đặc biệt là dòng phim cung đấu. Công văn phát hành hồi đầu 2018 của SARFT (Cục quản lý nhà nước về Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc) nêu rõ: nghiêm cấm đài truyền hình cấp 1 phát sóng phim lịch sử cải biên bừa bãi, đề tài vô căn cứ. Ngoài ra, mỗi năm, mỗi đài truyền hình chỉ được phép chiếu 2 phim cổ trang vào giờ vàng buổi tối.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?
Ba Thanh truyện, “bom tấn” có sự góp mặt của Phạm Băng Băng, đã bị hoãn chiếu vô thời hạn.

Quy định về hạn mức này dẫn đến một loạt phim quay trước đó phải xếp hàng chờ phát sóng, hoặc chuyển sang hình thức chiếu mạng (webdrama). Tuy nhiên, từ giữa 2018 đến nay, Cục điện ảnh Trung Quốc đã mạnh tay hơn đối với cả phim chiếu mạng, bắt đầu thực thi “thống nhất tiêu chuẩn trên mạng ngoài mạng”.

Nguyên nhân khiến chính quyền Trung Quốc trở nên khắt khe với dòng phim cổ trang, vốn là một “đặc sản” tạo nên lợi nhuận khổng lồ cho ngành công nghiệp điện ảnh, xuất phát từ chất lượng phim ngày càng đi xuống. Shi Wenxue, một nhà phê bình phim và truyền hình tại , nói rằng các bộ phim cổ trang gần đây có nội dung cẩu thả, thường xuyên tạc lịch sử, làm sai lệch câu chuyện về đất nước trong quá khứ. Ngay cả trang phục, , đạo cụ của các nhân vật trong phim cũng bị cho là quá “tân thời”, sáng tạo vô lối…

Ba Thanh truyện (Thắng thiên hạ), tác phẩm có sự tham gia của Phạm Băng Băng, với kinh phí đầu tư 500 triệu tệ, bị hoãn chiếu vô thời hạn bởi những “vấn đề” về nội dung. Phim bị chỉ trích là cố tình bóp méo lịch sử về nhân vật Ba Thanh. Đây là quả phụ nổi tiếng thời nhà Tần. Sau khi chồng mất, bà thủ tiết cả đời và còn được chính Tần Thủy Hoàng sắc phong là “Trinh phụ”. Tuy nhiên, trong Ba Thanh truyện, nhân vật này lại bị cưỡng hiếp và có mối quan hệ tình cảm với Tần Thủy Hoàng, đây là điều đi ngược lại với những ghi chép lịch sử.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?
Phim cung đấu đang là đề tài hot hàng đầu làng phim Hoa ngữ.

Theo BBC, Bắc Kinh mong muốn kiểm soát hình ảnh của Trung Quốc trong quá khứ và cả hiện tại. Các chuyên gia cho rằng những quy định hạn chế phim ảnh được thực hiện với mục đích sửa chữa lại quan điểm sai lệch của khán giả về văn hóa, lịch sử. Những đề tài giả tưởng cổ trang không phù hợp với hình ảnh đất nước mà Trung Quốc muốn miêu tả, tính thương mại một chiều làm suy yếu những dẫn dắt tinh thần tích cực, đồng thời làm “ô nhiễm xã hội hiện đại”.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?
Diên Hy công lược từng bị “ném đá” vì có kịch bản “ngôn tình đội lốt cung đấu”.

Nhà nghiên cứu Shenshen Cai trong cuốn sách Phim truyền hình Trung Quốc đương đại (2017) cho hay, nhiều bộ phim cổ trang thời gian gần đây gây được tiếng vang với khán giả, thành công về mặt thương mại, nhưng lại không phù hợp với hệ tư tưởng chính. Do đó, các cơ quan quản lý truyền hình cần thắt chặt khâu kiểm duyệt, tránh những trường hợp “để lọt sạn” lên màn ảnh nhỏ.

4. Cơ hội hồi sinh hay tự chôn vùi ‘đặc sản’?

Những quy định về việc hạn chế phim cổ trang gây tranh cãi lớn trong cộng đồng mạng Trung Quốc cũng như một số nước châu Á. Nhiều khán giả lo sợ tương lai “mịt mù” của dòng phim ăn khách mang tính “thương hiệu” của làng phim Hoa ngữ. Thậm chí nhiều fan còn đùa rằng, có lẽ từ nay trở về sau chỉ nên xem phim… tài liệu.

Theo một số liệu của NRTA trong quý I/2019, các bộ phim cổ trang chỉ còn chiếm 11,6% trong số các bộ phim truyền hình mới được đăng ký, giảm 20% so với 2018, mặc dù phim cổ trang thường chiếm tỷ lệ người xem và nhiều nhất.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?
Sau quá trình kiểm duyệt khó khăn,  12 canh giờ đã được lên sóng hồi tháng 6. Bộ phim được đánh giá cao về chất lượng kịch bản lẫn của diễn viên.

Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?

Tin nổi bật

  • Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?

    Những đạo diễn ‘cướp việc’ của nữ chính khi quay cảnh hôn

  • Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?

    Tập 15 ‘Hạ cánh nơi anh’: Ri Jung Hyuk nói lời sát thương với Se Ri

  • Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?

    Những bộ phim Hàn Quốc gây ‘bão’ Netflix

  • Trung Quốc hạn chế phim cổ trang: Chôn vùi 'đặc sản' hay mở ra cơ hội hồi sinh?

    Cảnh tắm của Địch Lệ Nhiệt Ba được ví như… nồi lẩu

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 25-11-2023 23:57:50

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc, Văn hoá - Con người,
Top