Cấm Huawei, Mỹ khiến Trung Quốc 'sống càng khép kín'

Quyết tâm trừng phạt Trung Quốc của Mỹ có thể phản tác dụng khi Bắc Kinh kích hoạt “kỷ nguyên bảo hộ”, trong đó khuyến khích doanh nghiệp hướng nội.iPhone 11 Pro Max bản thương mại với mã LL của thị trường Mỹ có mặt tại Việt Nam bốn ngày trước khi được bán Một số mẫu iPhone 11 được mở hộp ở Việt Nam chỉ hai ngày sau lễ công bố của Apple, dù phải tới 20/9 mới được bán ra thị trường.Nhiều người cho rằng máy rửa bát khiến con người thêm lười, trong khi “phe” khác cho rằng đây là thiết bị gia đình hiện đại nên có.Mình thích nghe nhạc vàng thì nên ghép ampli Sansui AU 707 với loa nào.

Với nhằm vào Huawei, chính phủ Mỹ đã cho thấy doanh nghiệp Trung Quốc có thể lãnh hậu quả bất cứ lúc nào nếu vào các công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều đó cũng khiến Bắc Kinh quyết tâm tạo ra các công nghệ mới dành cho riêng người Trung Quốc

Cấm Huawei, Mỹ khiến Trung Quốc 'sống càng khép kín'

Một người đàn ông bên ngoài cửa hàng Huawei ở . Ảnh: AP.

Huawei cung cấp nhiều hàng hóa cho phía Mỹ, nhưng chính công ty này cũng mua một lượng lớn công nghệ và dịch vụ tại đây. Mặc dù doanh nghiệp Trung Quốc khẳng định họ có phương án dự phòng, như dùng trong một năm hay có thay thế Android, khả năng kinh doanh của họ trên thị trường ngoài biên giới Trung Quốc vẫn đang bị nghi ngờ, bởi hầu hết công nghệ cốt lõi đều do phía Mỹ nắm giữ.

Lệnh cấm Huawei (và trước đó là ZTE) cho thấy nhánh hành pháp của Mỹ có quá nhiều quyền lực, có thể điều khiển các doanh nghiệp của đất nước họ tác động lên bất kỳ đối thủ nào. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng quyền lực của Mỹ, thể hiện qua việc đưa Huawei vào danh sách đen, là hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia khác đang phụ thuộc vào các công nghệ cốt lõi. Họ cần phải chủ động hơn, có khả năng trong những “phương án B” phòng khi bị đối phương rút giấy phép. Thế nhưng, điều này có thể mở ra một thời đại mới của chủ nghĩa bảo hộ.

Trong nhiều năm, đa số chuyên gia kinh tế Trung Quốc lập luận rằng doanh nghiệp trong nước đã thành công đáng kể trong việc dựa vào quốc tế ở các lĩnh vực quan trọng như chip máy tính hay hệ điều hành. Khi Huawei bất ngờ bị cấm, các nhóm thiểu số lại có dịp nêu quan điểm của mình: Không thể dựa vào quốc tế, cần tự lực cánh sinh ở các lĩnh vực cốt lõi. Những người ủng hộ việc khép kín mạng Internet tại Trung Quốc cũng được dịp lên tiếng. “Nếu Trung Quốc không có các quy định về không gian mạng, những công ty Mỹ đã đưa dịch vụ của họ vào đất nước và độc quyền”, Junhui Qian, Giáo sư kinh tế tại Đại học Antai và Đại học Shanghai Jiao Tong, đánh giá.

Cấm Huawei, Mỹ khiến Trung Quốc 'sống càng khép kín'

Trung Quốc có thể thúc đẩy tự chủ công nghệ sau việc Huawei bị Mỹ cấm. Ảnh: SCMP.

Danh sách đen của Mỹ có thể là “án tử” với Huawei, ít nhất trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, công ty hoàn toàn có thể tồn tại trong nước, bất chấp doanh thu toàn cầu của họ giảm mạnh. Với dân số gần 1,4 tỷ người, dịch vụ của hãng điện tử, viễn thông này vẫn được đón nhận. Ví dụ, cửa hàng ứng dụng Android tại Trung Quốc của Huawei hoạt động tốt từ trước đến nay mà không cần đến Play Store. Thị phần smartphone Huawei tại khu vực đông dân nhất thế giới này cũng không bị tác động nhiều bởi lệnh cấm của Mỹ.

Với việc tăng cường bảo hộ, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ ít cởi mở hơn trên trường quốc tế. Thậm chí, khi đã làm chủ công nghệ, Bắc Kinh sẽ quay ngược lại áp thuế cao hơn với những mặt hàng của đối thủ. Thực tế, mặt trận nông nghiệp đã chứng minh cho nhận định này. Các sản phẩm nông nghiệp, mặt hàng mà Mỹ rất muốn xuất khẩu sang Trung Quốc, đã bị áp thuế cao bởi người dân của quốc gia đông dân nhất thế giới tự cung cấp được.

Cũng theo ông Qian, tương lai các quốc gia khác có thể học theo Trung Quốc để tăng cường chủ nghĩa bảo hộ, thậm chí hình thành làn sóng bảo hộ trên toàn cầu, sau khi nhìn rõ những hậu quả mà Huawei đang phải gánh chịu. Hệ thống giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới là cơ quan duy nhất có thể kiềm chế các hoạt động bảo hộ này, dù khả năng thành công không cao do đã bị Mỹ làm tê liệt.

Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không tự lực 100%. Những năm 1960 – 1970, chính phủ nước này cắt đứt hoàn toàn giao thương với thế giới, tự sản xuất mọi thứ. Kết quả là tăng trưởng của đất nước luôn ở mức âm và tình trạng nghèo đói diễn ra mọi nơi.

Do đó, Trung Quốc được dự đoán sẽ theo đuổi chủ nghĩa tự lực ở một mức độ nào đó, chủ yếu là những ngành chủ chốt. Điều quan trọng là các nhà hoạch định chính sách của nước này nên cẩn thận để tránh đi lại vết xe đổ trong quá khứ.

Bảo Lâm (theo SCMP)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 22-09-2019 15:11:06

Danh mục đăng tin:Khám Phá Trung Quốc,
Top