Tỉnh Giang Tô – Trung Quốc
Tỉnh Giang Tô Trung Quốc
– Giang Tô có mật độ dân số cao nhất trong số các tỉnh của Trung Quốc, và xếp thứ 4 trong số các đơn vị cấp tỉnh, chỉ sau Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân. Vào đầu thời nhà Thanh, Giang Tô thuộc tỉnh Giang Nam, đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành Giang Tô và An Huy.
Giang Tô giáp với Sơn Đông ở phía bắc, giáp với An Huy ở phía tây, giáp với Chiết Giang và Thượng Hải ở phía nam. Giang Tô có đường bờ biển dài 1.000 kilômét (620 mi) dọc theo Hoàng Hải và một phần biển Hoa Đông, Trường Giang chảy qua và đổ ra biển ở nam bộ Giang Tô. Từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, Giang Tô là một điểm nóng về phát triển kinh tế và hiện có GDP bình quân đầu người cao nhất trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Tuy nhiên, có sự chênh lệch phát triển giữa vùng phía nam giàu có và vùng phía bắc còn mang tính nông thôn cao.
Giang Tô nằm ở phía đông đại lục Trung Quốc, giới hạn từ 116°22′-121°55′ kinh Đông, 30°46′-35°07′ vĩ Bắc. Có Trường Giang và Hoài Hà chảy qua ở phía nam và bắc, đông giáp Hoàng Hải, đông nam giáp Thượng Hải, nam giáp Chiết Giang, tây giáp An Huy, bắc giáp Sơn Đông. Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc, khí hậu và thảm thực vật mang cả đặc điểm của phương Bắc và phương Nam. Giang Tô có diện tích 102.600 km², là tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai Trung Quốc, chỉ sau Hải Nam. Đường ranh giới trên đất liền của tỉnh Giang Tô dài 3.383 km, cùng với 954 km đường bờ biển.
Đại bộ phận Giang Tô là đồng bằng phù sa hạ du Trường Giang và Hoài Hà, địa thế toàn tỉnh nhìn chung là khá thấp và bằng phẳng, cũng là tỉnh thấp và bằng phẳng nhất tại Trung Quốc. Diện tích vùng đồng bằng tại Giang Tô là trên dưới 70.000 km², chiếm 69% diện tích toàn tỉnh; vùng mặt nước chiếm 17% diện tích của tỉnh, đồi núi thấp chiếm 14% diện tích của tỉnh và tập trung tại tây nam và bắc bộ. Đỉnh Ngọc Nữ trên Hoa Quả Sơn thuộc Liên Vân Cảng là điểm cao nhất Giang Tô với cao độ 624,4 mét trên mực nước biển. Hoa Quả Sơn tại Giang Tô được công nhận tương đối rộng rãi là nguyên mẫu của Hoa Quả Sơn trong Tây du kí.
Hầu hết các khu vực tại Giang Tô đều có hệ thống thủy khá phát triển, diện tích mặt nước của toàn tỉnh là 17.300 km², chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích và đứng đầu trong số các tỉnh tại Trung Quốc. Đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Thái Hồ ở phía nam của Trường Giang và đồng bằng Lý Hạ Hà ở giữa Trường Giang và Hoài Hà, các sông và kênh rạch hình thành một mạng lưới vô cùng dày đặc.
Ngoài các dòng chảy tự nhiên, Giang Tô cũng có rất nhiều kênh. Trong đó Kinh-Hàng Đại Vận Hà trải dài 718 km từ nam đến bắc của tỉnh, có cả thảy 8 địa cấp thị tại Giang Tô nằm ven tuyến Kinh-Hàng Đại Vận Hà, trong đó có các danh thành trong lịch sử và văn hóa Trung Quốc như Tô Châu hay Dương Châu. Ngoài ra, Giang Tô còn có các kênh nổi danh khác như kênh thủy lợi Tô Bắc và Thông Dương Vận Hà. Giang Tô là tỉnh tập trung nhiều hồ nhất Trung Quốc, với trên 290 hồ lớn nhỏ, tổng diện tích mặt hồ của toàn tỉnh Giang Tô là 6.853 km², chiếm tỷ lệ 6% diện tích, đứng đầu cả nước.
Tính đến cuối năm 2011, tổng số nhân khẩu thường trú tại Giang Tô là 78,988 triệu người, tăng 295.000 người so với năm trước. Trong năm, tỷ xuất sinh của Giang Tô là 9,59‰ và tỷ suất tử vong là 6,98‰, đạt mức tăng trưởng tự nhiên là 2,61‰. Bên cạnh người Hán chiếm tuyệt đại đa số, tỉnh Giang Tô có sự hiện diện của toàn bộ 55 dân tộc thiểu số được công nhận tại Trung Quốc. Các dân tộc thiểu số đã sinh sống nhiều đời tại Giang Tô là người Hồi và người Mãn.
Quan thoại và tiếng Ngô là hai ngôn ngữ hay phương ngữ chính tại Giang Tô. Trong đó, tiếng Ngô phân bổ ở khu vực đông nam mà trung tâm là Tô Châu, Vô Tích và Thường Châu; Quan thoại Trung Nguyên phân bố ở phía tây bắc, bao trùm toàn bộ Từ Châu và vùng đô thị của Túc Thiên; Quan thoại Giao-Liêu chỉ được nói ở huyện Cống Du thuộc Liên Vân Cảng; các khu vực còn lại, bao gồm cả tỉnh lị Nam Kinh, chủ yếu nói Quan thoại Giang Hoài. Ngoài ra, ở vùng Tô Nam còn hình thành một số đảo phương ngữ bắt nguồn từ các di dân ngoại tỉnh, như của tiếng Mân Nam.
Theo tính toán sơ bộ, tổng GDP của Giang Tô trong năm 2011 là 4,86043 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 11% so với năm trước đó. Kết cấu các khu vực trong nền kinh tế của tỉnh cũng tiến triển theo hướng ưu hóa, năm 2011, khu vực một của nền kinh tế đạt giá trị 306,48 tỉ NDT, tăng trưởng 4%; khu vực hai của nền kinh tế đạt giá trị 2,50238 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 11,7%; khu vực ba của nền kinh tế đạt giá trị 2,05157 nghìn tỉ NDT, tăng trưởng 11,1%; tỷ lệ giữa ba khu vực theo thứ tự là 6,3:51,5:42,2. Cũng trong năm này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Giang Tô là 539,76 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 312,6 tỉ USD.
Giang Tô là một trong các tỉnh trọng điểm về du lịch tại Trung Quốc, với các danh hồ, danh sơn, danh tuyền, danh viên, danh tự nổi tiếng khắp đất nước. Giang Tô có 28 “thành thị du lịch ưu tú Trung Quốc“, 9 khu thắng cảnh cấp 5A, 98 khu thắng cảnh loại 4A. Các danh hồ tại Giang Tô bao gồm: Thái Hồ, hồ Huyền Vũ và hồ Mạc Sầu ở Nam Kinh, hồ Sấu Tây ở Dương Châu, hồ Dương Trừng ở Tô Châu, hồ Vân Long ở Từ Châu, hồ Thiên Mục ở Lật Dương. Suối Trung Linh ở Trấn Giang được gọi là “Thiên hạ đệ nhất tuyền”, suối Huệ Sơn ở Vô Tích được gọi là “Thiên hạ đệ nhị tuyền”. Chung Sơn ở Nam Kinh, Tam Sơn (Bắc Cố Sơn, Kim Sơn, Tiêu Sơn) ở Trấn Giang với màu xanh tươi. Mao Sơn ở nơi giáp giới giữa Cú Dung và Kim Đàn là trung tâm Đạo giáo ở Đông Nam Trung Quốc, còn được gọi là “Đệ nhất phúc địa” và “Đệ bát động thiên” của Đạo giáo. Hoa Quả Sơn tại Liên Vân Cảng nhờ kết duyên với “Tây du kí” mà nổi danh khắp trong và ngoài nước. Minh Hiếu lăng tại Nam Kinh là một phần của quần thể Lăng tẩm hoàng gia Minh-Thanh, một di sản thế giới của UNESCO. Các viên lâm cổ điển tại Giang Tô nổi tiếng trên toàn thế giới, trong đó Chuyết Chính viên, Lưu Viên tại Tô Châu là một trong tứ đại danh viên của Trung Quốc, 9 viên lâm cổ điển tại Tô Châu hình thành một quần thể di sản thế giới của UNESCO. Tê Hà tự tại Nam Kinh, Kim Sơn tự tại Trấn Giang, Đại Danh tự tại Dương Châu, Hàn Sơn tự tại Tô Châu, Long Xương tự tại Cú Dung là các đền chùa cổ trứ danh. Các thắng cảnh nổi tiếng khác tại Giang Tô còn có Linh Sơn Đại Phật ở Vô Tích, cầu Trường Giang Nam Kinh, một công trình được xem là biểu tượng cho tinh thần và khả năng của người Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, lăng Tôn Trung Sơn.
Ẩm thực Giang Tô là một trong tám trường phái lớn của ẩm thực Trung Quốc. Ẩm thực Giang Tô lại được chia tiếp thành các phong cách ẩm thực nhỏ hơn: ẩm thực Kim Lăng (hay ẩm thực Kinh Tô), trung tâm là Nam Kinh với đặc điểm là tinh tế cùng khẩu vị “bình hòa”; ẩm thực Hoài Dương tập trung tại Hoài An, Dương Châu và Trấn Giang với đặc điểm là chú trọng đến việc lựa chọn nguyên liệu và dao, khẩu vị “thanh đạm”; ẩm thực Tô Tích tập trung tại Tô Châu, Vô Tích cùng Thường Châu với đặc điểm là thường dùng bã rượu để điều vị, có thế mạnh về các loại thủy sản, khẩu vị “thiên điềm”; ẩm thực Từ Hải, tập trung ở Từ Châu và Liên Vân Cảng, có thế mạnh về hải sản và rau xanh, khẩu vị “giác trọng”. Nhìn chung, các nguyên liệu điển hình trong món ăn Giang Tô là thủy sản tươi sống, trà, măng, nấm,..Ngoài ra, kỹ thuật gọt tỉa, trang trí thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng. Ẩm thực Giang Tô nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần.
Tô Châu còn nổi tiếng với tơ lụa, thêu nghệ thuật, trà hoa nhài, thạch kiều, đền miếu, và các viên lâm cổ. Nghi Hưng gần đó nổi tiếng với trà cụ (những đồ dùng trong việc thưởng trà), còn Dương Châu nổi tiếng với nghệ thuật sơn mài và đồ bằng ngọc. Vân cẩm của Nam Kinh là một loại lụa dệt nổi tiếng.
Lưu ý cho các du học sinh Việt Nam khi du học ở Trung Quốc năm 2023 – 2024
Điều kiện du học Trung Quốc cần có? ☎️ Gọi/Zalo: 0868.183.298
- 1. Là công dân: Việt Nam
- 2. Độ tuổi:từ 18 tuổi đến dưới 35 tuổi.
- 3. Đối tượng: Học sinh đã tốt nghiệp THPT; đã tốt nghiệp đại học, thạc sĩ.
- 4. Học lực: Tổng kết Học bạ 10-11-12 /Bảng điểm GPA 7.0/3.0 điểm (Học lực trung bình khá trở lên).
- 5. Có chứng chỉ HSK: Đại học: HSK4-5; Thạc sĩ – Tiến sĩ: HSK5-6
English: IELTS >6.0-7.5 ,TOEFL >80 ,GMAT,GRE - Scholarship.edu.vn là Trung tâm tư vấn du học Trung Quốc tại Tp.HCM (Hồ Chí Minh), Cung cấp thông tin Du học Trung Quốc năm 2023 nên chọn trường nào, điều kiện du học, hoàn thiện hồ sơ du học, chứng minh tài chính du học, Mở tài khoản ngân hàng, Xin visa du học. Du học kỳ Tháng 9/2023, Du học kỳ Tháng 3/2024; Du học kỳ Tháng 9/2024
Chi phí Du học 1 năm tiếng Trung 2023, Du học Đại Học, Du Học Thạc Sỹ, Du Học Tiến sỹ
Hồ sơ và điều kiện du học xin (Apply) – Học bổng CSC, Học Bổng Khổng tử, Học Bổng Tỉnh -Thành phố, Học Bổng Hiệu trưởng – Trường..vv
- Vui lòng liên hệ ☎️ 0868-183-298 (Gọi hoặc nhắn tin Zalo)
Nên chọn ngành gì là nỗi lo lắng của không ít sinh viên Việt Nam, Hiện nay Du Học Trung Quốc các ngành được quan tâm nhất là:
Du học Trung Quốc ngành Kinh tế: Luật quốc tế, Quản trị kinh doanh – MBA, Tài chính – Kế Toán
Du học Trung Quốc ngành Ngôn ngữ: Hán ngữ Tiếng Trung – Giáo dục Hán ngữ quốc tế – Biên dịch – Phiên dịch
Du học Trung Quốc ngành Du lịch: Quản lý Nhà hàng – Khách sạn – Đầu bếp – Nấu ăn
Du học Trung Quốc ngành Kỹ thuật: Logistics – Vận tải – Kiến trúc – Xây dựng
Du học Trung Quốc ngành Nghệ thuật: Múa – Diễn viên – Điện ảnh – Đạo diễn – Biên tập phim – MC – Thanh nhạc – Ca sĩ
Du học Trung Quốc ngành Y tế sức khoẻ: Trung y – Y học lâm sàng – Dược – Nha sĩ – Công nghệ sinh học
Du học Trung Quốc ngành Nông nghiệp: Công nghệ thực phẩm – Chế biến và chăn nuôi – Nông nghiệp – Thuỷ sản – Hải Sản
Học bổng CSC Trung Quốc 2023
Học Bổng Khổng tử Trung Quốc 2023
Học Bổng Tỉnh -Thành phố Trung Quốc 2023
Học Bổng Hiệu trưởng – Trường Trung Quốc 2023
Học bổng 1 năm tiếng Trung Trung Quốc 2023
Học Bổng CSC Đại học Trung Quốc 2023
Học Bổng CSC Thạc sĩ Trung Quốc 2023
Học Bổng CSC Tiến sĩ Trung Quốc 2023
Điều kiện tự xin học bổng Trung Quốc 2023
Cách xin, tự apply học bổng, hồ sơ và điều kiện du học, chi phí du học năm 2023
English: IELTS >6.0-7.5 ,TOEFL >80 ,GMAT,GRE
THỦ TỤC XIN VISA DU HỌC TRUNG QUỐC 2023
+ Giấy báo, thư mời nhập học và Form JW201/JW202 (Bản gốc + Bản photo khổ giấy A4)
+ Chứng minh thư hoặc Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu (02 Bản photo khổ giấy A4)
+ Tờ khai xin visa Trung Quốc (Theo mẫu phát tại Lãnh sự/ Đại sứ quán Trung Quốc)
+ 02 ảnh 4×6 chụp trong thời gian gần nhất, nền trắng
+ Phí xin visa du học Trung Quốc 1 lần: Loại Phổ Thông: 685,000đ (60USD) – Loại Nhanh: 685,000đ (85USD) – Loại Gấp: 1,028,000đ (97USD)
VISA DU HỌC TRUNG QUỐC GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?
Visa X là loại visa được cấp cho học sinh, sinh viên đến Trung Quốc du học hoặc giáo viên đến học nâng cao trong thời hạn quy định.
1. Visa X1: cho khóa du học dài ngày
Visa X1 cấp cho du học sinh tham gia khóa học kéo dài hơn >180 ngày: khóa học tiếng Trung 1 năm, đại học, thạc sỹ hoặc tiến sỹ.
2.Visa X2: cho khóa du học ngắn hạn
Visa X2 cấp cho du học sinh tham gia khóa học ngắn hạn dưới <180 ngày: khóa học tiếng Trung bồi dưỡng Hán Ngữ, Trao đổi du học sinh, Học nghề..
TRUNG TÂM DỊCH VỤ VISA DU HỌC TRUNG QUỐC – HONGKONG – MACAU
1. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Tp. Hồ Chí Minh – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: P1607-1609, Lầu 16, Saigon Trade Center, 37 Đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 1900 561599 – Email: [email protected]
2. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Hà Nội – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: Số 7 Tầng 7, Tòa nhà Trường Thịnh, Tràng An Complex, Số 1 Đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3275 3888 – Email:[email protected]
3. Trung tâm dịch vụ visa Du học Trung Quốc tại Đà Nẵng – XEM BẢN ĐỒ GOOGLE
Địa chỉ: Unit B, Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: (023) 6382 2211 – Email:[email protected]
Du học Trung Quốc có được đi làm thêm hay không?
Năm 2022 Chính phủ Trung Quốc đã cho phép du học sinh Quốc tế được phép làm thêm, nhằm mục đích kêu gọi nhiều du học sinh đến Trung Quốc học tập hơn. Tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,… du học sinh có thể đi làm thêm, thực tập có lương ở bên ngoài. Nhưng bắt buộc phải có sự đồng ý của nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
Chính vì vậy việc đi làm thêm rất tốt cho những du học sinh. Giúp du học sinh quốc tế trau dồi được các kiến thức từ thực tiễn, học hỏi văn hóa và cách ứng xử của người Trung Quốc. Đặc biệt, điều này còn rất tốt cho những bạn có mong muốn học tập làm việc và phát triển sự nghiệp tại đất nước tỷ dân này.
Thời gian được phép làm thêm tại Trung Quốc?
Sinh viên Quốc tế được cho phép làm thêm trong và ngoài Trường học theo quy định thời gian như sau:
- Trong thời gian đi học: không quá 8 giờ/tuần và không quá 40 giờ/tháng.
- Trong kỳ nghỉ đông và hè: không quá 16 giờ/tuần và không quá 80 giờ/tháng.
Điều kiện và yêu cầu đi làm thêm tại Trung Quốc?
- Sinh viên Quốc tế tham gia vào các hoạt động hỗ trợ lao động ngoài khuôn viên trường phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau đây:
- (1) Tuổi từ 18 trở lên, đáp ứng các điều kiện thể chất cần thiết cho vị trí hỗ trợ học tập;
- (2) Có giấy phép cư trú học tập hợp lệ trên lãnh thổ Trung Quốc và thời gian cư trú hợp lệ còn lại là hơn 06 tháng;
- (3) Tuân thủ luật pháp và quy định của Trung Quốc và kỷ luật trường học;
- (4) Sinh viên chuyên ngành, Nghiên cứu sinh sau đại học, Sinh viên bồi dưỡng, Học giả nghiên cứu đã học liên tục trong hơn 01 năm trong trường hiện tại;
- (5) Thành tích học tập tốt và đáp ứng các yêu cầu của trường;
- (6) Các điều kiện khác theo quy định của nhà trường.
Cách xin việc làm ở Trung Quốc?
Tìm kiếm việc làm thêm tại Trung Quốc ở đâu? Những trang web có việc làm thêm khi đến Trung Quốc là địa chỉ tìm việc tốt nhất của bạn. Ví dụ: http://www.zhaopin.com; http://www.58.com; http://www.51job.com; http://www.ganji.com;
Bạn cũng nên chịu khó ra phố, để tìm việc tại những quán ăn, cửa hàng, siêu thị,… Và một cách tốt hơn khác là hỏi những vị “tiền bối” đã từng học tập và làm thêm tại nơi mà bạn học.
Đó là cách tin tưởng nhất để tìm việc làm thêm.
Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 09-03-2021 22:43:27
Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,