Thượng Hải – người khổng lồ Viễn Đông

Được coi là nơi hội tụ đủ ba điều kiện “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để phát triển kinh tế, trở thành thành phố hiện đại trong nửa cuối thế kỷ 19, nhờ thiết lập được quan hệ làm ăn với phương Tây. Thương nhân Anh, Pháp, Đức và Mỹ đổ tới đây kinh doanh.Lần đầu tỉnh Quảng Bình tìm kiếm người đẹp làm đại sứ du lịch nhằm quảng bá hình ảnh.
Du khách thích thú trước vườn hoa vàng rực tại một khu du lịch nằm trong quần thể danh thắng Tràng An.
Du khách phải trả hơn 3 triệu đồng cho cú nhảy từ độ cao 100 m so với mặt nước tại cầu treo Ryujin, tỉnh Ibaraki.

Thượng Hải - người khổng lồ Viễn Đông

Phong cảnh Thượng Hải bên sông Hoàng Phố.

Họ biến nơi đây thành đô thị sầm uất, với những chiếc máy điện thoại, nhà máy phát điện đầu tiên của châu Á, đồng thời trở thành thiên đường của ma tuý, những ông trùm, nhà thổ và những tay nhà giàu có “tiền tấn”. Những người ngoại quốc còn đem đến đây đặc sản của đất nước họ. Ngày nay, người Thượng Hải có bánh sừng bò, bánh bao Pháp, súp Nga trong thực đơn thường nhật.

Hình ảnh “con điếm phương Đông” của Thượng Hải dần thay đổi sau năm 1949, khi những cửa hàng sang trọng và sàn nhảy được thay thế bằng cửa hàng bao cấp nhà nước. Văn hoá ẩm thực của thành phố này cũng đơn điệu dần, khi các món ăn phương Tây chỉ còn thịt bò Kobe và tôm hùm.

Ngày nay, Thượng Hải trở thành một trung tâm kinh tế phát triển nhộn nhịp nhất thế giới. Người ngoại quốc lại đổ về đây để tìm kiếm vận may và cảng Thượng Hải cũng là hải cảng sầm uất bậc nhất. Trong 13 năm liên tục, thành phố này duy trì tốc độ phát triển hai con số. Cảnh hoang tàn bên bờ Đông sông Hoàng Phố biến thành trung tâm Pudong. Với hơn 2.000 toà nhà chọc trời, Thượng Hải trở thành “thành phố thẳng đứng” chứ không còn là “thành phố lùn” của thập niên 1930, nhờ công của các thương nhân Do Thái hoặc người gốc Syria như Sassoon và Kadoorie. Ngày nay, mọi người chỉ biết đến ông qua tên salon chăm sóc tóc Vidal Sassoon.

Thượng Hải - người khổng lồ Viễn Đông

Quán xá ở Thượng Hải luôn đông khách.

Các đầu bếp và thương nhân từ Anh, Singapore, Australia, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã đổ về Thượng Hải, theo chân những ông chủ nhà băng và môi giới chứng khoán. Ngoài đặc sản Trung Hoa, thực khách được phục vụ đủ các món Italy, Nhật, Thái Lan, Đức và Mexico. Thượng Hải là một trong những “cái nôi” ẩm thực của Trung Quốc, cùng với Bắc Kinh, Quảng Châu, .

Ngoài văn hoá ẩm thực, Thượng Hải còn hút khách nhờ “lá phổi xanh” – những công viên và hàng nghìn cây xanh trong khu tô giới Pháp trước đây, những bảo tàng độc đáo, những ngôi biệt thự và cao ốc đẹp lộng lẫy.

Trong quá trình hiện đại hoá, nhiều toà nhà cổ của Thượng Hải bị san bằng, nhường chỗ cho những công trình mới. Ngày nay, “Paris của phương Đông” là thành phố công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, với diện tích 5.800 km2, dân số 18,7 triệu người. Khu phức hợp du lịch – kinh doanh và mua sắm tập trung ở quảng trường Nhân dân và dọc sông Hoàng Phố.

Hoàng Lan (theo NY Times)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 09-03-2021 22:43:34

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top