Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

GIỚI THIỆU VÀI NÉT TỈNH SƠN TÂY

Tỉnh nằm ở phía Bắc của Trung Quốc. Giản xưng của Sơn Tây là “Tấn”, theo tên của nước Tấn tồn tại trong thời kỳ Tây Chu và Xuân Thu. Tên gọi Sơn Tây có nghĩa là “phía tây núi”, ý đề cập đến vị trí của tỉnh ở phía Tây của Thái Hành Sơn. Sơn Tây giáp về phía Đông, về phía Nam, về phía Tây và Nội Mông về phía Bắc. Tỉnh lỵ của Sơn Tây là thành phố

Tỉnh Sơn Tây có lịch sử lâu đời và từng là trung tâm kinh tế của Trung Quốc suốt nhiều triều đại. Khi Nhật Bản cai trị, tỉnh bị tàn phá nặng nề cho đến khi Cách mạng Cộng sản thành công mới dần khôi phục lại. Đến bây giờ, sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác than và luyện kim đã mang đến nguồn sống mới cho Sơn Tây. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch bởi không khí ô nhiễm quá nặng. Dẫu vậy, vẫn có một vài địa phương đáng để du khách ghé thăm như Bình Dao hay Ngũ Đài Sơn.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

1. Lịch sử

Thời xa xưa, đại bộ phận tỉnh thuộc địa phận nước Tấn nhưng tầm quan trọng của Sơn Tây chỉ thực sự được chú ý dưới thời Bắc Ngụy (386 – 534).

Nhà Đường suy bại, quân Khiết Đan tiến đánh Sơn Tây buộc tàn quân Đường phải lùi về Đại Đồng cố thủ. Mãi đến thời Minh, quyền kiểm soát Sơn Tây mới được giành lại và được kiến tạo lại, trở thành tiền đồn phòng thủ kiên cố trước quân xâm lược phương bắc.

Hòa bình được lập lại kéo theo sự phát triển kinh tế của Sơn Tây. Nhiều cánh thương buôn tới đây giao dịch, thương mại đã biến tỉnh trở thành tài khu lớn nhất miền Bắc Trung Quốc.

2. Địa lý

Sơn Tây nằm ở trung bộ lưu vực Hoàng Hà, ở phía tây của Thái Hành Sơn, có tọa độ giới hạn từ 34°34′-40°43′ vĩ Bắc và 110°14′ – 114°33′ kinh Đông. Lãnh thổ Sơn Tây có hình bình hành kéo dài từ Đông Bắc đến Tây Nam, với diện tích là khoảng 156.700 km², chiếm 1,6% tổng diện tích Trung Quốc, dài khoảng 682km theo chiều Bắc – Nam, rộng khoảng 385km theo chiều Đông – Tây. Thái Hành Sơn ngăn cách Sơn Tây với Hà Bắc ở phía Đông; ở phía Tây thì Hoàng Hà ngăn cách Sơn Tây với Thiểm Tây; Nam và Đông Nam của Sơn Tây là Hà Nam; phía Bắc Sơn Tây là khu tự trị Nội Mông.

Địa thế điển hình của Sơn Tây là lớp đất hoàng thổ bao trùm các cao nguyên sơn địa, bị giới hạn bởi Ngũ Đài Sơn và Hằng Sơn ở phía bắc, Thái Hành Sơn ở phía đông, Lã Lương Sơn ở phía Tây. Địa thế của Sơn Tây nói chung là cao ở Đông Bắc, thấp ở Tây Nam. Vùng cao nguyên trong tỉnh nhấp nhô chứ không bằng phẳng, có các thung lũng sông dọc ngang. Địa mạo của Sơn Tây phức tạp và đa dạng: núi non, gò đồi, đài địa, bình nguyên, nhìn chung là núi nhiều sông ít, trong đó vùng núi non và gò đồi chiếm 80,1% diện tích của tỉnh, vùng đồng bằng và thung lũng sông chiếm 19,9% diện tích của tỉnh. Phần lớn Thiểm Tây có cao độ trên 1.500 mét so với mực nước biển, điểm cao nhất là đỉnh chính Hiệp Đầu của Ngũ Đài Sơn với cao độ 3061,1 mét trên mực nước biển, cũng là đỉnh cao nhất vùng Hoa Bắc. Bồn địa thung lũng lớn nhất Sơn Tây là bồn địa Thái Nguyên kéo dài 160km. Ở phía Bắc Thái Nguyên có ba bồn địa riêng biệt, chúng đều là các khu vực canh tác, bồn địa Đại Đồng nằm xa hơn về phía Bắc.

Sơn Tây có trên 1.000 sông lớn nhỏ, thuộc hai hệ thống sông lớn là Hoàng Hà và Hải Hà. Trong đó, con sông lớn thứ hai tại Trung Quốc – Hoàng Hà chảy từ bắc xuống nam dọc theo một hẻm núi ở ranh giới phía tây giữa Sơn Tây và Thiểm Tây, ở Phong Lăng Độ, Hoàng Hà chuyển hướng Tây – Đông và tạo thành một đoạn ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Nam, tổng chiều dài Hoàng Hà tại Sơn Tây là 968 km. Ngoài Hoàng Hà ra, Sơn Tây có 5 sông có diện tích lưu vực trên 10.000km², có 48 sông có diện tích lưu vực từ 1.000km² đến 10.000km², có 397 sông có diện tích lưu vực từ 100 km² đến 1.000km². Phần Hà là sông lớn nhất trong nội bộ Sơn Tây, chảy từ Đông Bắc xuống Tây Nam, chiều dài dòng chính là 694 km. Các chi lưu lớn của Hoàng Hà ở Sơn Tây bao gồm: Phần Hà, Thấm Hà, Đan Hà, Tốc Thủy Hà, Tam Xuyên Hà. Các chi lưu lớn của hệ thống Hải Hà trên địa bàn Sơn Tây là: Tang Can Hà, Hô Đà Hà, Trạc Chương Hà, Thanh Chương Hà. Diện tích lưu vực Hoàng Hà tại Sơn Tây là 97.138km², chiếm 62% diện tích toàn tỉnh; diện tích lưu vực Hải Hà tại Sơn Tây là 59.133km², chiếm 38% diện tích toàn tỉnh.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Ở các dãy núi, thường thấy một vài loại đất nâu nhạt hoặc đất rừng nâu, các thảo nguyên xuất hiện trên cao độ lớn hơn. Đất phù sa xuất hiện ở các khu vực Trung Bộ và Nam Bộ của Sơn Tây và chủ yếu tạo thành từ đất nâu đá vôi do Phần Hà bồi đắp. Tỉnh Sơn Tây cũng có trầm tích hoàng thổ và đá vôi. Nguồn tài nguyên hữu cơ tự nhiên của Sơn Tây không phải là nhiều, và có độ mặn quá mức.

Sơn Tây nằm ở vùng có vĩ độ trung bình ở nội lục, thuộc vùng khí hậu ôn đới lục địa gió mùa, bán khô hạn. Do ảnh hưởng từ các nhân tố bức xạ Mặt Trời, hoàn lưu gió mùa và vị trí địa lý, khí hậu Sơn Tây có đủ bốn mùa phân biệt, mưa nhiệt cùng lúc, ánh nắng đầy đủ, có sự khác biệt khí hậu đáng kể giữa Nam và Bắc, có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa mùa đông và mùa hè, ngoài ra giữa ngày và đêm cũng có sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Nhiệt độ bình quân năm của các địa phương tại Sơn Tây biến đổi từ 4,2-14,2°C, về tổng thể thì tăng dần từ bắc xuống nam, thấp dần từ bồn địa lên vùng núi cao. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên vào tháng giêng là -7°C và tăng lên 24°C trong tháng 7; các số liệu tương ứng tại Đại Đồng là -16°C và 22°C. Lượng giáng thủy trung bình năm của các địa phương tại Sơn Tây dao động từ 358-621mm, thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam, phân bố không đều theo mùa, tương đối tập trung vào mùa hè (từ tháng 6-8), chiếm 60% tổng lượng giáng thủy cả năm. Trong mùa đông, Sơn Tây thường xảy ra hạn hán do các cơn gió Tây Bắc khô thổi đến từ cao nguyên Mông Cổ. Trong mùa hè, gió mùa đông nam mang theo lượng ẩm thì lại bị Thái Hành Sơn chặn. Mưa đá là một mối nguy hiểm tự nhiên thường xuất hiện tại Sơn Tây, cùng với đó là nạn lũ lụt mà chủ yếu đe dọa khu vực dọc theo Phần Hà.

3. Nhân khẩu

Hiện nay, tỉnh Sơn Tây có khoảng 35.933.000 người. Hầu hết cư dân Sơn Tây là người Hán, họ chiếm 99,7% tổng số dân cư.

Phần lớn người Hán tại Sơn Tây nói tiếng Tấn, riêng cư dân hai địa cấp thị Lâm Phần và Vận Thành ở hạ du Phần Hà, tại tây nam của Sơn Tây, nói phương ngữ Phần Hà của Quan thoại Trung Nguyên. Tiếng Tấn được một số người phân là một nhánh của Quan thoại, song cũng có người xem nó là một nhánh riêng biệt của tiếng Hán. Trên địa phận Sơn Tây, phương ngữ Tịnh Châu của tiếng Tấn được nói tại Trung Bộ, bao gồm Thái Nguyên và Tấn Trung; phương ngữ Lữ Lương được nói tại phía Tây của Trung Bộ, bao gồm Lữ Lương và 5 huyện tây bắc của Lâm Phần; phương ngữ Thượng Đản được nói tại Đông Nam Bộ ở chân núi phía Tây Thái Hành Sơn, bao gồm Trường Trị và Tấn Thành; phương ngữ Ngũ Đài được nói tại bắc bộ Sơn Tây, bao gồm Hãn Châu; phương ngữ Đại Đồng được nói tại khu vực Đại Đồng.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Các cộng đồng thiểu số tại Sơn Tây bao gồm người Hồi ở khu vực Thái Nguyên-Du Thứ, và một số người Mông Cổ và người Mãn sinh sống quanh Đại Đồng. Cư dân Sơn Tây tập trung đông đúc tại bồn địa Thái Nguyên, khu vực Đông Nam quanh Trường Trị và thung lũng Phần Hà.

4. Các đơn vị hành chính

Tỉnh Sơn Tây được chia ra 11 đơn vị cấp địa khu, tất cả đều là địa cấp thị, gồm: Thái Nguyên, Trường Thị, Đại Đồng, Tấn Thành, Tấn Trung, Lâm Phần, Lã Lương, Sóc Châu, Hán Châu, Dương Tuyền, Vận Thành.

11 đơn vị cấp địa khu này được chia ra 119 các đơn vị cấp huyện (23 quận, 11 thành phố cấp huyện, và 85 huyện). Các đơn vị này lại được chia ra làm 1388 các đơn vị cấp hương (561 trấn, 634 hương, và 193 phó quận).

CÁC ĐIỂM THAM QUAN NỔI TIẾNG NHẤT Ở TỈNH SƠN TÂY

1. Ngũ Đài Sơn

Ngũ Đài Sơn còn gọi là Thanh Lương Sơn, nằm trong địa phận huyện Ngũ Đài, địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, là một trong tứ đại Phật giáo danh sơn tại Trung Quốc.

Ngũ Đài sơn là nơi Văn Thù hiển thánh, truyền thuyết kể như sau: Một năm nọ nơi đây có tổ chức một bữa tiệc ăn chay lớn. Một phụ nữ hành khất dắt theo hai đứa con nhỏ và một con chó đói tới ăn xin, được cho ba xuất, chưa cho là đủ, nói: “Con chó cũng nên có phần”. Hòa thượng cho thêm một xuất, người phụ nữ lại nói: “Trong bụng tôi còn một đứa bé cũng nên có phần”. Vị hòa thượng nổi giận: “Đứa bé còn chưa sinh ra cũng đòi phần ăn, thật không biết thế nào là đủ”. Người phụ nữ bèn đáp :”Chúng sinh bình đẳng,thai nhi chẳng nhẽ không phải là người?”. Nói rồi, người phụ nữ cắt tóc, bay lên trời, xuất hiện pháp tướng Bồ Tát, hai đứa con hóa thành hai đồng tử, con chó biến thành sư tử xanh. Đến nay Ngũ Đài sơn còn có Phát tháp Văn Thù, tương truyền là nơi cất giữ tóc của Văn Thù Bồ Tát.

Ngày nay, người ta vẫn tin rằng bồ tát Văn Thù Bồ Tát thường hiển linh trên núi này dưới dạng những người hành hương hay nhà sư bình thường hoặc hay xuất hiện dưới dạng các đám mây ngũ sắc.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Ngũ Đài Sơn cũng là quê hương của một số công trình bằng gỗ cổ nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc, có từ thời kỳ nhà Đường (618-907). Trong số này có sảnh chính của chùa Nam Sơn và sảnh đông của chùa Phật Quang, được xây dựng tương ứng vào các năm 782 và 857. Chúng được một nhóm các nhà sử học kiến trúc phát hiện năm 1937 và 1938, trong đó có cả sử gia nổi tiếng đầu thế kỷ 20 là Lương Tư Thành (1901-1972). Thiết kế kiến trúc của các công trình xây dựng này được các nhà Hán học và các chuyên gia hàng đầu về kiến trúc Trung Hoa truyền thống, như Nancy Steinhardt, nghiên cứu kể từ đó tới nay. Steinhardt đã phân loại các công trình xây dựng này theo các kiểu sảnh đặc trưng trong cẩm nang hướng dẫn về xây dựng của người Trung Quốc là Doanh tạo pháp thức được viết trong thế kỷ 12.

Năm 2008, chính quyền Trung Quốc hi vọng rằng tổ hợp chùa chiền trên Ngũ Đài Sơn sẽ được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO.

Tổng cộng có 39 ngôi chùa trong khu vực bên trong Ngũ Đài Sơn và 8 ngôi chùa bên ngoài Ngũ Đài Sơn. Ngũ Đài sơn là nơi duy nhất có sự kết hợp các dòng Phật giáo của người Hán bản địa với các dòng Phật giáo từ Tây Tạng và Nội Mông Cổ nên được các dân tộc ít người tại Trung Quốc rất tôn sùng.

Chùa Nam Sơn là chùa lớn nhất trên Ngũ Đài Sơn, xây dựng từ thời nhà Nguyên. Chùa bao gồm 7 tầng, chia ra làm 3 phần. Ba tầng thấp nhất được gọi là Cực Lạc tự; tầng giữa gọi là Thiện Đức đường; ba tầng trên gọi là Hữu Quốc tự. Các chùa chiền chính khác còn có chùa Hiển Thông, chùa Tháp Viện và Bồ Tát đính.

Các chùa quan trọng khác bên trong Ngũ Đài Sơn còn có: chùa Thọ Ninh, chùa Bích Sơn, chùa Phổ Hóa, Đại Loa đính, chùa Thê Hiền, Thập Phương đường, chùa Thù Tượng,…

Các chùa bên ngoài Ngũ Đài Sơn có: chùa Duyên Khánh, chùa Nam Thiện,…

2. Hằng Sơn

Hằng Sơn còn gọi là Nguyên Nhạc hay Thường Sơn, nằm ở huyện Hồn Nguyên tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, là một núi trong “Ngũ Nhạc”, nên còn gọi là Bắc Nhạc. Đỉnh cao nhất của Hằng Sơn là Thiên Phong Lĩnh cao 2.016,1m, miếu thờ chính là miếu Bắc Nhạc, thờ thần Hằng Sơn (Bắc Nhạc đại đế). Tương truyền rằng vua Thuấn khi đi tuần thú tới đây đã phong Hằng Sơn là Bắc Nhạc. Theo Đạo giáo, một trong bát tiên là Trương Quả Lão cũng tu tiên tại đây, và sau cùng, tại đỉnh Hằng Sơn, ông đã cưỡi một chiếc lông bay lên trời.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Từ đầu thời kỳ Tây Hán, Hằng Sơn đã có chùa miếu; đến thời kỳ Minh, Thanh thì chùa miếu đã khá đông đúc, với “tam tự, tứ từ, cửu đình các, thất cung, bát động, thập nhị miếu” (ba chùa, bốn đền thờ, chín đình gác, bảy cung, tám động, mười hai miếu). Phong cảnh Hằng Sơn vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở với các ngôi chùa kì lạ, các dòng suối đẹp, được Từ Hà Khách (1587-1641) thời nhà Minh ghi chép lại trong Từ Hà Khách du ký. Thời cổ Hằng Sơn có tới 18 thắng cảnh, ngày nay còn tồn tại Triều điện, Hội Tiên phủ, Cửu Thiên cung cùng Kim Long khẩu và Huyền Không Tự. 

3. Huyền Không Tự

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Huyền Không Tự là một ngôi chùa nằm cheo leo trên vách đá núi Hằng Sơn của tỉnh Sơn Tây có niên đại từ thời Bắc Nguỵ (386 – 557) và đã trải qua hơn 1400 năm lịch sử. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc rất độc đáo. Đó là những chiếc xà được chôn vào chân hốc đá để làm móng còn vách núi phía sau thì làm chỗ dựa vững chắc. Bên cạnh đó, đây còn là nơi duy nhất hiện nay còn thờ cả Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Khi vào tham quan chùa, du khách sẽ được thấy khoảng 40 đền thờ với hơn 80 tác phẩm điêu khắc làm bằng đồng, sắt, đá, bùn.

4. Đền Jin Ancestral

Nằm cách 25km về phía Tây Nam thành phố Thái Nguyên, Đền Jin Ancestral là một trong các điểm tham quan thu hút của tỉnh Sơn Tây. Công trình này tự hào khi có toà nhà cổ xưa nằm trong bầu không khí yên tĩnh. Khách du lịch sẽ bị ấn tượng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc sang trọng với các tác phẩm điêu khắc khéo léo.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Đặc biệt là trong ngôi đền này còn thờ rất nhiều bài vị của những Hoàng đế nổi tiếng qua các triều đại. Vì thế mà nhiều người đã nói rằng nếu không ghé thăm đền Jin Ancestral khi đến Thái Nguyên cũng giống như không đến Tử Cấm Thành khi đang ở Bắc Kinh.

5. Thác Hukou

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Nằm ngay giao lộ của tỉnh Sơn Tây và tỉnh Thiểm tây, thác Hukou là thác nước lớn thứ 2 ở Trung Quốc. Chiều rộng của thác nước này thay đổi theo mùa, khoảng 30m khi mùa khô nhưng vào mùa mưa có thể tăng lên tới 50m. Đặc biệt, vào mùa Đông, thác nước này gây sự thích thú đối với du khách bởi cảnh tượng kì vĩ. Lúc đó nhiệt độ hạ xuống rất thấp nên toàn bộ khu vực đều bị đóng băng, kể cả những dòng nước đang chảy lưng chừng.

6. Chùa Yingxian

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Yingxian là một ngôi chùa bằng gỗ được xây vào năm 1056 dưới thời nhà Liêu (907 – 1125). Chùa Yingxian cao khoảng 67,31m và là toà nhà bằng gỗ lớn nhất Trung Quốc. Do đó, nơi đây là một trong các điểm đến thu hút ở Sơn Tây được nhiều khách du lịch ghé thăm. Khi nhìn từ bên ngoài, nhiều người nghĩ rằng chùa có 5 tầng nhưng kiến trúc nội thất bên trong lại có tới 9 tầng.

7. Hang đá Vân Cương

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Hang đá Vân Cương là một trong những hang động cổ xưa nhất ở Trung Quốc. Nơi đây có khoảng 252 hang đá lớn nhỏ khác nhau với hơn 51.000 tượng Phật trong thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Vì thế điểm tham quan này là nơi thu hút được lượng du khách ghé thăm khá đông để tìm hiểu về kiến trúc đá cắt tuyệt vời cũng như nền Phật giáo trong thời kỳ cổ đại.

8. Thành cổ Bình Dao

Thành cổ Bình Dao nằm ở miền Trung tỉnh Sơn Tây. Thành cổ này nổi tiếng với những bức tường thành cổ và đường phố giữ nguyên được nét cổ kính xưa. Đây là thành cổ lịch sử cấp quốc gia, được xây dựng từ thời Tây Chu dưới thời Chu Tuyên Vương (827 – 782 trước công nguyên), đến thời Minh Hồng Vũ được trùng tu lại, bọc gạch toàn bộ và đến thời Khang Hy lại xây dựng thêm các lầu thành khiến tòa thành càng thêm hoành tráng.

Hình dáng bên ngoài của thành cổ nhìn như hình con rùa, có sáu cửa thành. Thành cổ có hình vuông, chu vi 6157,5m. Thân tường đắp bằng đất thô, ngoài bọc gạch. Tường thành dài hơn 6000m, cao 12m, đỉnh thành dày 3-6m, chân thành dày 9-12m. Trên thành cứ cách 50m thì xây một tháp canh, 4 góc thành mỗi góc xây một gác lầu. Phía trên tường thành xẻ 300 cửa và xây 72 tháp canh nhỏ tượng trưng cho 72 hiền nhân của Khổng Tử. Diện tích trong thành là 2.250km2. Đường phố theo hướng Nam Bắc chính là trục giữa của thành cổ, cửa Bắc hơi lệch sang hướng Tây.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Mọi kiến trúc nhà ở của thành cổ Bình dao đều là các khuôn viên tứ hợp viện xây bằng gạch màu tro có đường trục rõ ràng, đối xứng phải trái, chính phụ. Bên ngoài của mỗi khuôn viên khép kín, tường cao 7-8m. Cái đặc biệt của các ngôi nhà ở tại thành cổ Bình Dao vẫn giữ được kiểu nhà hang động của khu vực Tây Bắc của Trung quốc với các kiến trúc khắc gỗ, khắc gạch trên cửa sổ, cửa ra vào. 

Trong thành cổ Bình Dao còn có 6 ngôi chùa có lịch sử lâu đời, khu vực xung quanh chùa có những dãy cửa hàng với mái ngói lưu ly màu vàng và màu xanh lá cây. Những kiến trúc cổ kính này đã phát họa bộ mặt sầm uất của ngành kinh doanh buôn bán tại Trung Quốc dưới thời nhà Minh và nhà Thanh. Bên cạnh đó, Bình Dao còn lưu giữ được nhiều những di tích, hiện vật cổ như điện Vạn Phật, chùa Chấn Quốc ở phía đông bắc thành cổ. Hai ngôi chùa này đều được xây dưng bằng gỗ quý, đến nay đã có hơn 1000 năm tuổi. Các bức tượng màu của chùa được làm từ thế kỷ thứ 10, đây là một trong những bức tượng màu được làm sớm nhất tại Trung Quốc. Ngoài ra còn có hơn 1000 tấm bia khắc thời cổ dựng khắp trong và ngoài thành Bình Dao.

Trong thành cổ Bình Dao có một kiến trúc đặt chính giữa khiến khách tham quan đặc biệt chú ý, đó là Thị Lầu. Thị Lầu hình vuông trên diện tích 133,4m2 cao 18,5m lợp ngói lưu ly vàng, xanh, 4 bề có hành lang xung quanh, mỗi góc có 3 cột. Toàn bộ lầu chia làm 3 tầng, lên trên nhỏ dần, càng tạo hình dáng của lầu cao thanh thoát. Dưới chân lầu về hướng Đông Nam có một giếng nước, tương truyền nước trong giếng như màu vàng kim nên Thị Lầu còn có tên khác là “Kim Tỉnh Lầu”.

Thành cổ Bình Dao trong quá khứ đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế Trung Hoa. Bởi tỉnh Sơn Tây lại là một trong những trung tâm thương mại ra đời sớm nhất ở Trung Quốc. Vào những năm giữa thế kỷ 18 là thời điểm hoạt động thương mại của Sơn Tây sôi nổi và sầm uất nhất. Vào thời gian đó, chỉ riêng thành cổ Bình Dao đã có 18 chợ bán buôn hoạt động nhộn nhịp trong nội thành. Năm 1824, Bình Dao xuất hiện ngân hàng sơ khai đầu tiên của Trung Quốc gọi là “Nhật Thăng Xương”, lấy hình thức hối phiếu thay đổi chế độ chi trả tiền mặt truyền thống.

Ngày nay, Thành cổ Bình Dao vẫn giữ được gần như nguyên vẹn các nét xưa là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước của tỉnh Sơn Tây.

9. Đại Trại

Đây là một thôn tại huyện Tích Dương. Thôn nằm trên địa hình đồi núi, khó khăn, song là một điểm linh thiêng trong Cách mạng Văn hóa, khi nó trở thành gương mẫu cho toàn thể dân tộc về sức mạnh của giai cấp vô sản, đặc biệt là nông dân.

10. Nương Tử Quan

Nương Tử Quan nằm ở Đông Bắc của huyện Bình Định, thuộc ranh giới giữa Sơn Tây và Hà Bắc, là một quan ải trứ danh của Vạn Lý Trường Thành, thôn Nương Tử Quan là một thôn cổ nổi tiếng.

Sơn Tây cũng từng là vùng căn cứ địa cách mạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các di tích nổi tiếng là tổng bộ Bát lộ quân, công xưởng binh khí Bát lộ quân động Hoàng Nhai ở Lê Thành, nhà kỉ niệm Lưu Hồ Lan ở Văn Thủy.

CÁC MÓN ĂN NGON CỦA TỈNH SƠN TÂY

So với hay thì có lẽ ẩm thực của tỉnh Sơn Tây không nổi tiếng bằng. Thế nhưng nó vẫn mang hương vị hấp dẫn riêng biệt, thơm ngon và rất đáng để du khách thưởng thức qua. 

1. Súp thịt cừu Tou-nao

Đây là một món ăn phổ biến của tỉnh Sơn Tây. Món súp này nấu với các nguyên liệu gồm thịt cừu, sơn , rễ sen, hoàng kì, hành củ, cũng như rượu để thêm mùi vị, thưởng thức bằng cách nhúng những chiếc bánh không có men vào canh, và được cho là có thể chữa bệnh. Không kể việc sử dụng thịt lợn và thịt gà, một trong những loại thịt phổ biến nhất ở Sơn Tây là thịt cừu non, cũng như một số bộ phận khác trong cơ thể của dê hoặc cừu. Chẳng hạn, súp thịt cừu thường được nấu với gan, dạ dày, và một số các cơ quan khác của cừu. Trong những ngày Đông đến thì người dân địa phương rất thích ăn súp thịt cừu Tou-nao bởi vì nó khá là bổ dưỡng, thơm ngon và nóng hổi.

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

2. Thịt heo hấp phô mai đậu nành

Nếu ghé thăm tỉnh Sơn Tây thì du khách cũng nên thử ăn món thịt heo hấp phô mai đậu nành. Đầu tiên là thịt heo được xào chín, sau đó hấp chung với phô mai đậu nành, gừng, tỏi. Khi chế biến xong, món ăn sẽ có hương vị thơm ngon của pho mai lẫn mỡ heo. Người dân thường ăn món này chung với nhiều loại rau tươi sống.

3. Mì yến mạch Sơn Tây

Yến mạch là cây trồng chính ở tỉnh Sơn Tây nên không có gì ngạc nhiên khi món mì yến mạch là món ăn phổ biến nhất khu vực này. Người dân chế biến rất nhiều loại mì yến mạch với hình dạng, hương vị khác nhau. Du khách có thể thưởng thức một tô mì yến mạch với nước sốt cà chua, tỏi hoặc một tô mì yến mạch lạnh với giấm, ớt, hành lá.

Bên cạnh đó, còn có rất nhiều món ăn đặc sản của tỉnh Sơn Tây ở Trung Quốc bán khắp đường phố như: Dao Shao Mien (mì ngắn), mì tai mèo, bánh đá, bánh mì thịt, bánh bao Shaomai, thịt viên chua ngọt,…

“THƯỞNG THỨC” TẤN KỊCH Ở TỈNH SƠN TÂY

Những điều hấp dẫn ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Tấn kịch là một thể loại hí khúc phổ biến tại Sơn Tây. Loại hình này được đại chúng hóa trong thời gian cuối thời nhà Thanh, với sự trợ giúp của các thương nhân Sơn Tây – những người mà khi ấy hoạt động trên khắp Trung Quốc. Cũng được gọi là Trung lộ bang tử, nó là một loại hình bang tử, một nhóm các loại hình nhạc kịch thường được phân biệt bằng việc sử dụng sinh tiền để tạo ra nhịp và bởi một phong cách hát mạnh mẽ hơn; Tấn kịch cũng được bổ sung bằng khúc tử, một thuật ngữ chung để chỉ các loại nhạc kịch du dương hơn ở xa về phía nam. Bồ kịch, bắt nguồn từ nam bộ Sơn Tây, là một thể loại bang tử cổ xưa hơn, sử dụng âm trình rất rộng.

Từ lâu, Sơn Tây luôn thu hút khách tham quan với vẻ đẹp cổ kính. Nơi đây còn là địa điểm yêu thích của những tâm hồn mê du lịch và trải nghiệm. Thế thì tại sao không một lần khám phá những vẻ đẹp tuyệt vời của tỉnh Sơn Tây khi tham gia tour du lịch Trung Quốc của https://travel.duhoctrungquoc.vn/?

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 11:21:07

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top