Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Được xây dựng cách đây đã hơn 1.800 năm, chùa Pháp Môn, còn được gọi là “Quan Trung Tháp Miếu Thủy Tổ” – tổ tiên của các ngôi chùa trong khu vực Quan Trung, hiện còn lưu giữ được rất nhiều bảo vật quý từ hàng ngàn năm.

Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Chùa Pháp Môn tọa lạc ở thị trấn Pháp Môn, huyện Phù Phong, TP. Bảo Kê, tỉnh , Trung Quốc. Theo truyền thuyết, năm 268 – 232 trước Công nguyên, sau khi Vua A Dục thống nhất Ấn Độ để truyền bá chánh pháp, đức vua đã cử nhiều phái đoàn đem xá lợi Đức Phật đến các nước để xây tháp tôn thờ. Tại Trung Quốc có 19 nơi được đón nhận tôn thờ xá lợi Phật, chùa Pháp Môn là một trong 19 nơi như vậy.

Tháng 4/1987 đánh dấu mốc quan trọng với phát hiện một cung điện dưới lòng đất chùa Pháp Môn, nơi cách thành phố 120km về phía Tây, làm sống dậy câu chuyện về một ngôi chùa đã có giấc ngủ dài trong suốt 1.113 năm kể từ khi bị hủy hoại do thiên nhiên.

Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Khi được khai quật, trong lòng đất chùa Pháp Môn là một cung điện dài 21,4 m, rộng 31,48 m2, gồm 6 khu vực như: đường bộ, sân chơi, đường hầm, tiền thất, trung thất và hậu thất với thiết kế vô cùng tinh xảo. Trong cung điện tàng trữ hàng loạt văn vật đời Đường như xá lợi Phật chỉ, các loài văn vật quý dâng cho lễ rước xá lợi như vàng bạc, ngọc châu, đồ lưu ly, đồ sứ, áo dệt tơ… với khoảng 900 kiện. Đặc biệt phải kể đến là 16 kiện Sứ Mật Sắc, mở ra cơ hội tìm hiểu và phục chế về kỹ thuật đồ sứ dùng riêng trong cung đình nhà Đường đã thất truyền từ lâu, chỉ còn qua sử sách hoặc câu chuyện kể.

Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Chùa được khởi xây vào thời kỳ Bắc Ngụy (năm 499) dưới tên là Bảo Dương. Đến năm 681, Lý Uyên lập nên nhà Đường và đã quyết định tu sửa lại chùa, đồng thời đổi tên thành chùa Pháp Môn và mang tên đó cho đến ngày hôm nay. Chùa được xây dựng với quy mô gồm 24 sân vườn, tăng lữ trong chùa lên tới hơn 5.000 người, trở thành chùa có quy mô lớn nhất tại kinh thành lúc bấy giờ. Vào năm đầu tiên của nhà Đường, trong cuốn “Phá Tà Luận”, hoà thượng Pháp Lâm đã nói rằng: “Phật đã qua đời, các đệ tử của Phật đã lấy gỗ thơm thiêu nhục thân Phật, linh cốt đã tan vụn, hòn to hòn nhỏ như gạo, màu sắc đỏ, trắng, đập thì không bị sứt mẻ, vỡ, thiêu đốt cũng không thể thành tro, viên nào cũng phát ra tia sáng lạ kỳ. Hơn 100 năm sau ngày Phật diệt độ, có A Dục Vương dùng thần lực phân phát Xá lợi Phật đi các nơi, sai khiến quỷ thần xây dựng 84.000 tháp chứa Xá lợi Phật. Ngày nay ở một số nơi như Lạc Dương, Bành Thành, Phu Phong, Lâm Tri đều có tháp chứa Xá lợi đồng thời rất có sức thần kỳ”. Và chùa Pháp Môn là một trong 19 chùa có xá lợi Phật ở Trung Quốc. Thuyết này của hoà thượng Pháp Lâm đã chứng minh rằng, vào đầu thời Đường, truyền thuyết về A Dục Vương phân phát Xá lợi Phật đã lưu hành rộng rãi.

Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Với niềm tin rằng trong chùa Pháp Môn có chứa Xá lợi Phật, nhân dân khắp nơi kéo đến để được chiêm ngưỡng. Có nhiều câu chuyện lưu lại rằng có người nọ bị mù sau khi cố gắng mở mắt để xem xá lợi Phật thì đã sáng mắt ra, nhiều người khác còn cảm thấy khỏe khoắn hơn. Nhìn thấy Xá lợi Phật người ta còn liên tưởng rằng nhìn thấy được hình ảnh của Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật Quan Âm… Trong một thời gian dài, ngôi chùa trở nên nổi tiếng trong khắp chúng sinh. Theo ghi chép của chùa, thời đó có tới 8 vị vua đời Đường thường xuyên tới viếng thăm, đồng thời cho xây dựng một cung điện ở dưới lòng đất chùa Pháp Môn và ban nhiều vật báu đem chôn theo. Cùng với thời gian, chiến tranh loạn lạc, đời sống người dân khốn khổ, chùa cũng dần suy sụp. Năm 1981 chùa bị sập do mưa lớn. Đến năm 1987, chính quyền tỉnh Thiểm Tây thành lập đội khảo cổ khôi phục di tích chùa Pháp Môn, phát hiện ra nhiều vết tích cổ xưa có giá trị gây chấn động dư luận.

Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Chính quyền địa phương đã xây dựng viện bảo tàng để bảo vệ và trưng bày văn vật quý hiếm khai quật trong cung điện chùa Pháp Môn. Các chuyên gia bảo tồn văn vật Trung Quốc còn hợp tác với Đức, tiến hành bảo vệ bằng khoa học kỹ thuật cao đối với hàng dệt tơ khai quật trong cung điện dưới lòng đất. Du khách đến một không gian Phật giáo chùa Pháp Môn đã có từ hàng thế kỷ trước sẽ không khỏi có cảm xúc đặc biệt về những giá trị vô giá thuộc về Đức Phật và lòng tin của những người mộ đạo.

Du lịch Trung Quốc viếng thăm Chùa Pháp Môn

Hiện tại, quần thể chùa Pháp Môn rộng 7 hecta, bao gồm, bên cạnh ngôi chính điện nguy nga, ngôi tháp 13 tầng cao 148m và nhiều công trình độc đáo. Đặc biệt nhất phải kể đến Viện bảo tàng chùa Pháp Môn, nơi trưng bày những bảo vật, di vật được tìm thấy trong địa cung của chùa cùng những tác phẩm văn hóa, Phật giáo qua các triều đại lịch sử.

Tuy nhiên, do yêu cầu của công tác bảo tồn, muốn chiêm bái linh cốt xá lợi ngón tay Phật, du khách phải tới đây vào thứ 7, chủ nhật hoặc các ngày lễ. Còn những ngày khác, du khách chỉ được ngắm hình ảnh mô phỏng.

Hàng năm, chùa Pháp Môn thu hút rất đông khách hành hương trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật. Nếu du khách có dịp du lịch Trung Quốc thì bỏ qua điểm đến nổi tiếng này nhé!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 09:58:35

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top