Triều đình Nhà Thanh tuyển chọn cung nữ như thế nào?

Tại các quốc gia, triều đại của Đông Á, cung nữ là những người làm tạp dịch, hầu cận các quân chủ cùng phi tần trong hậu cung, đồng thời lãnh vai trò ca hát phục vụ giải trí khi có yến tiệc. Nếu cung nữ có xuất thân, hoặc có học hạnh hay có kinh nghiệm phục vụ lâu năm, thì sẽ trở thành Nữ quan, quản lý các cơ quan phục vụ quân chủ và các cung nữ khác.

Ở chính thể quân chủ chuyên chế, cung nữ mặc nhiên bị coi là một dạng tần phi của quân chủ. Khi cung nữ được quân chủ lâm hạnh, tắc sẽ có hai hướng: được thụ phong danh vị tần phi chính thức, hoặc tiếp tục thân phận cung tỳ hầu cận với đãi ngộ có thể được cao hơn một chút so với khi trước. Một bộ phận cung nữ được lâm hạnh, sau đó vẫn tiếp tục làm sai dịch, chỉ có thể cải thiện nếu sinh hạ hoàng tử hoặc hoàng nữ.

Triều đại nhà Thanh, cung nữ được lâm hạnh có thể trở thành Đáp ứng hoặc Thường tại, không nữa thì trở thành Quan nữ tử. Tuy Quan nữ tử cũng chỉ là cung nữ, nhưng lại có đãi ngộ tốt hơn và đặc biệt là có các cung nữ khác được phái đến hầu hạ.

Triều đình Nhà Thanh tuyển chọn cung nữ như thế nào?

Căn cứ Thanh cung trung dĩ Cung nữ vi Chủ đích nữ phó giai tằng, tuyển chọn cung nữ thời Thanh đã sớm ở năm Thuận Trị thứ 8 (1661), ghi lại: “Phàm nữ tử từ Nội phủ Tá lĩnh (tức Bao y Tá lĩnh), Nội phủ Quản lĩnh (tức Tân Giả khố), khi được 13 tuổi, thì Tá lĩnh cùng Quản lĩnh tạo danh sách để kê trình, giao Tổng quản Thái giám thỉnh chỉ duyệt xem”. Nói cách khác, khi tuyển chọn cung nữ, các nàng cần phải đủ tuổi và có kỳ tịch thuộc Nội vụ phủ Tá lĩnh và Quản lĩnh của Thượng Tam kỳ Bao y, gồm Tương Hoàng kỳ, Chính Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ (trước là Chính Lam kỳ). Tất cả đều phỏng vấn ở Ngự Hoa viên trong Tử Cấm Thành, mỗi lượt chọn 5-6 người, sau đó trở thành cung nữ, phân phối đến các cung điện phục vụ, ai không được chọn thì có thể về nhà kết hôn. Sau đó qua quá trình kiểm tra gắt gao, đầu tiên là dung mạo ưa nhìn, thông minh linh lợi, sau đó là đến cách thêu thùa, quét tước cùng luyện chữ và đọc sách, thì mới tùy trình độ mà phân phó vào các cung làm việc, ai ưu tú thì được đãi ngộ tốt nhất là hầu hạ phi tần, thấp thì phải vào các cơ quan làm việc nặng. Dưới thời Ung Chính, cung nữ hầu hạ cho Quý nhân trở lên, tắc phải được tuyển từ con nhà thế gia trong tầng lớp Bao y, còn những phi tần tước vị Thường tại và Đáp ứng thì mới tuyển cung tì xuất thân thấp hơn để hầu hạ.

Có thể thấy, nữ tử từ Nội vụ phủ Bao y đều như nhau trải qua tuyển chọn gay gắt, đến lúc này thì không còn dựa vào gia thế nữa, mà cơ bản là bản thân của người đó phải có biểu hiện tốt, thì mới được phân vào các công việc tốt nhất như hầu cận chủ tử tần phi. Vào thời Thanh, Hoàng đế không có cung nữ hầu mà chỉ có Thái giám, như bản thân Thanh Thánh Tổ trong Đình huấn cách ngôn có nói: “Vào thời Minh triều, trong cung cung nữ có mấy nghìn người, tiền son phấn phải đến trăm vạn. Nay Trẫm định trong cung Sử nữ có 300 người. Những người chưa hầu cận Trẫm, tuổi khi 30, ra cung về với nhà mẹ, lệnh hôn phối”. Sách Cung nữ đàm vãn lục cũng ghi lại, Thanh triều cung chế nghiêm ngặt, cung nữ không được tùy tiện rời khỏi cung điện mà mình phục vụ, khi rời khỏi thì nhất thiết phải có ít nhất 2 người cùng đi.

Phân phối cung nữ:

– Hoàng thái hậu: 12 người;

– Hoàng hậu: 10 người;

– Hoàng quý phi: 8 người;

– Quý phi: 8 người;

– Phi: 6 người;

– Tần: 6 người;

– Quý nhân: 4 người;

– Thường tại: 3 người;

– Đáp ứng: 2 người.

Triều đình Nhà Thanh tuyển chọn cung nữ như thế nào?

Khác với các chủ nhân ở hậu cung, cung nữ đời nhà Thanh chỉ phải ở trong cung đến 25 tuổi là có thể xuất cung và sống như những người phụ nữ bình thường khác (lấy chồng, sinh con…). Cũng có những trường hợp cung nữ tự nguyện ở trong cung cả đời, trở thành cô cô Trưởng quản cung nữ của một cung, hoặc sẽ trở thành phi tần, như Lệnh Ý Hoàng quý phi. Còn có những trường hợp như được ban làm nha hoàn hồi môn cho Công chúa, hoặc ban làm thiếp cho quan thần, ví dụ Kỷ Hiểu Lam từng được ban hai cô cung nữ làm thiếp.

Sau khi ra khỏi cung, người cung nữ đó không được phục tiến, không được đến cửa cung thỉnh an, nhưng cũng có lệ cung nữ được sủng ái, sau khi ra khỏi cung cũng được triệu về trở lại trong một thời gian. Lời đồn rằng, cung nữ Song Hỉ của Từ An Thái hậu từng được gọi vào trở lại. Hay cung nữ Vinh Tử của Từ Hi Thái hậu, từng chỉ hôn cho một viên thái giám, sau được triệu hồi trở lại.

Tuy thân phận nô bộc, song theo quy định trong cung đình nhà Thanh, cung nữ nếu bị tội thì sẽ bị phạt quỳ, phạt trượng đánh, nếu phạm đại tội bất nghịch thì mới dùng phạt trượng đánh chết. Nhưng có một hạn chế nhất định, chính là không thể phạt đánh vào mặt, và hạn chế đánh chết cung nữ. Đôn phi của Càn Long Đế từng đánh chết cung nữ mà bị giáng làm Tần. Đặc biệt có một việc, khi Đổng Ngạc phi chết, Thế Tổ từng đem 30 cung nữ tuẫn tang, về sau thời Khang Hi thì triệt để bỏ đi quy tắc này.

Vậy là với những thông tin mà https://travel.duhoctrungquoc.vn/ vừa mới chia sẻ trên đây, du khách đã có thêm sự hiểu biết về hậu cung Nhà Thanh. Nếu du khách là người yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn khám phá nhiều hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:00:39

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top