Số phận bi thảm của Trần Viên Viên, đệ nhất kỹ nữ Tô Châu

Trần Viên Viên (1624-1681) là một kỹ nữ nổi danh trong lịch sử Trung Quốc có tự Uyển Phân, vợ lẽ của danh tướng Sơn Hải quan Ngô Tam Quế. Đồng thời cũng bị quy cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh chiếm Trung Nguyên.

Bị bán vào kỹ viện và mối tình đầu đẹp đẽ phải chôn chặt sau cung cấm

Có lẽ, hiếm có cuộc đời mỹ nhân nào bi đát như Trần Viên Viên. Nàng sinh ra ở một gia đình lao động nghèo tại Giang Tô vào thời mạt Minh – Thanh sơ. Mẹ mất sớm vì bệnh tật. Cha vốn là người buôn bán nhỏ nhưng do nghèo đói nên bỏ đi xa, để lại người con gái duy nhất cho em vợ nuôi. Họ Trần của nàng cũng là theo họ của chồng người dì này.

Viên Viên sở hữu nhan sắc tuyệt đẹp và rất thông minh. Người dì này đã mời thầy về dạy nàng ca hát cùng vũ điệu và đánh đàn. Khi lớn lên, người dì nhẫn tâm bán nàng vào kỹ viện nổi tiếng nhất Giang Tô vì một món tiền lớn. 

Từ đây, Viên Viên nổi tiếng là danh kỹ tại khu vực Đào Hoa Ổ nhai đạo, với nhan sắc khuynh quốc khuynh thành, hoa minh tuyết diễm, hát hay múa đẹp, sắc nghệ quán thế. Viên Viên trở thành kỹ nữ nhưng nhất quyết chỉ bản nghệ, không bán thân. Nàng cũng là người có cốt cách, dù là kỹ nữ nhưng rất kiêu ngạo và chẳng phải ai cũng muốn tiếp.

Số phận bi thảm của Trần Viên Viên, đệ nhất kỹ nữ Tô Châu

Kỹ nữ này sở hữu một sức hút khó cưỡng từ đôi môi căng mọng. Mỗi khi nhìn ai, người đối diện cũng đều phải luống cuống khi lỡ sa vào cặp mắt đẹp mê hồn của nàng. Mái tóc của Viên Viên dài óng và mượt mà như nước hồ thu. Làn da trắng ngần như sứ, thân hình mảnh mai và mỏng manh như thủy tinh“, một ghi chép về Viên Viên được lưu lại đã viết như vậy. Nàng cũng được mệnh danh là: “Giang Tô đệ nhất kỹ nữ”.

Tại đây, tài nghệ và nhan sắc của Viên Viên đã làm say đắm biết bao nam nhân kiệt xuất, từ quan lại cho đến những gia đình giàu có trong vùng đều mê mẩn nàng. Nhưng nàng chỉ nguyện trao trái tim mình cho một học giả họ Mao. Yêu nhau chưa lâu, giữa tình cảnh loạn lạc, họ buộc phải chia xa.

Mao ngược xuôi truy tìm dấu vết của Viên Viên, nhưng vô vọng. Mãi sau này chàng mới biết, nàng đã được cha của Hoàng hậu mua lại để dâng lên Hoàng đế Sùng Trinh. Tử cấm thành vào dễ khó ra, mối tình đẹp đẽ của họ đành phải chôn chặt sau cung cấm.

Mối tình tay ba giữa Hoàng đế Sùng Trinh và Ngô Tam Quế

Thời vua Sùng Trinh, vua chỉ đam mê tửu sắc, ngày đêm hoan lạc với Điền Quý phi. Chu Hoàng hậu và phụ thân bèn bỏ ra ngàn vàng mua lại Viên Viên để đưa vào cung, nhằm truất ngôi độc sủng của Điền Quý Phi.

Ai ngờ đâu, Hoàng đế lại mê đắm Viên Viên quá mức, ngày đêm quấn quýt, nửa bước không rời. Chu Hoàng Hậu bèn nghĩ kế để Viên Viên lánh tạm ở nhà Quốc trượng Chu Khuê Quốc. Không ngờ, Sùng Trinh lại đồng ý.

Số phận bi thảm của Trần Viên Viên, đệ nhất kỹ nữ Tô Châu

Tại Chu phủ, Viên Viên gặp võ tướng Ngô Tam Quế. Vì một điệu múa mà khiến hắn say đắm một đời. Ngô Tam Quế đã tặng Viên Viên một chiếc vòng tay bằng ngọc làm vật tín ước. Viên Viên cảm động, bật khóc: “Ngọc chính là độc nhất, không thể tìm thấy thứ giống nó được. Chàng không bận tâm đến gốc gác, quá khứ của tôi. Từ khi tôi nhận chiếc vòng này, tim tôi đã thuộc về chàng”.

Sùng Trinh dù không muốn nhưng vẫn phải ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế vì hắn vô cùng quan trọng với triều đình.

Năm 1644, quân nổi dậy do Lý Tự Thành chỉ huy đánh chiếm kinh thành, Ngô Tam Quế ở xa không kịp về ứng cứu. Hoàng đế Sùng Trinh bị bức tử, nhà Minh sụp đổ. Một giai nhân tài sắc tiếng tăm như Viên Viên cũng không thể tự cứu mình được, nàng bị Lý Tự Thành chiếm đoạt và cướp vào trong cung hầu hạ.

Cuộc chiến đẫm máu và nỗi oan của Trần Viên Viên

Lúc này, Ngô Tam Quế đang chiến đấu với quân Mãn Thanh, nghe tin Lý Tự Thành cướp ngôi, vốn đã định đầu hàng. Thế nhưng, ngay khi nghe tin vợ yêu của mình là Trần Viên Viên bị chiếm đoạt, Ngô Tam Quế đùng đùng nổi giận, liên kết với quân đội Mãn Thanh (bấy giờ đứng đầu là Đa Nhĩ Cổn) đem quân quay về đánh kinh thành. Đây là một quyết định rất quan trọng ảnh hưởng nhất đến lịch sử Trung Quốc bấy giờ.

Số phận bi thảm của Trần Viên Viên, đệ nhất kỹ nữ Tô Châu

Cuộc chiến giữa Lý Tự Thành và Ngô Tam Quế tại Nhất Phiến Thạch làm chết cả vạn người, khiến dư luận và lịch sử Trung Quốc trút lên đầu Trần Viên Viên. Chỉ có một người thông cảm kiếp hồng nhan đã làm một bài thơ giãi bày hộ Trần Viên Viên. Đó là danh sĩ Ngô Vĩ Nghiệp (Mai Thôn) với “Viên Viên khúc”. Cuộc đời gian nan, chìm nổi và nhan sắc tuyệt thế của nhân vật này lại gắn liền với những biến động của lịch sử triều Mãn Thanh (1642 – 1911) lúc khởi nghiệp từ quan ngoại tộc Hồ, Mãn Châu phía Bắc lấn chiếm, mở mang bờ cõi về phía Nam và sự suy tàn của vương triều nhà Minh bắt đầu từ năm 1600 đến 1644 rơi vào tay Mãn Thanh sau 276 năm trị vì với 17 đời Hoàng đế (1368-1644).

Kết cục bi thảm của đóa hoa tuyệt sắc

Kết cục của Trần Viên Viên không rõ ràng. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại lẫn sự truyền miệng của nhiều người thì nàng có nhiều kết cục khác nhau.

Theo một số tài liệu được ghi lại thì sau khi chiến thắng và thành lập nhà Thanh, Trần Viên Viên đã được đoàn tụ với Ngô Tam Quế. Cũng có tài liệu ghi rằng nàng đã bị giết trong loạn binh khi thất thủ.

Số phận bi thảm của Trần Viên Viên, đệ nhất kỹ nữ Tô Châu

Tuy nhiên, kết cục được nhiều người kể lại là: Sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, mở ra một trang mới cho lịch sử Trung Quốc, Ngô Tam Quế nhờ vậy cũng trở thành một vị đại tướng của nhà Thanh. Thế nhưng, cay đắng thay cho Trần Viên Viên, do lo ngại bị điều tiếng lấy phải kỹ nữ, Ngô Tam Quế liền đưa nàng lên sống cô đơn trên một ngôi chùa vắng ở Côn Sơn, . Cuối đời, nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất đời Minh – Thanh trở thành một vị đạo cô, nàng sống ẩn dật và chết một cách âm thầm trong cô quạnh.

Không thể phủ nhận rằng Trần Viên Viên là nàng kỹ nữ hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa có thể khiến hai Hoàng đế nối tiếp nhau để mất giang sơn vào tay thế lực phương Bắc. Dù thế nào, cả Trần Viên Viên lẫn Ngô Tam Quế đều là những người đóng góp rất lớn vào sự thay đổi của lịch sử Trung Quốc. Mối tình của vị đại tướng uy phong Ngô Tam Quế và cô kỹ nữ tài năng hơn người Trần Viên Viên ở một khía cạnh nào đó cũng được coi là “thiên sử tình trường”, được khai thác sâu rộng mãi về sau trong các tác phẩm văn học, của Trung Quốc.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Source URL:https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/so-phan-bi-tham-cua-tran-vien-vien-de-nhat-ky-nu-to-chau.html

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 22:10:02

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top