Khám phá Lễ hội hóa trang cho trâu kỳ lạ của Trung Quốc

Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á. Trong văn hóa phương Đông, trâu là một trong 12 con giáp gọi là “Sửu” ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc (gồm trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn), trâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước. Trâu là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh. Trong 12 cung hoàng đạo của phương Tây, có cung Kim Ngưu.

Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người. Trong y học, nhiều bộ phận của con trâu có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người. Trong quan niệm tôn giáo, đối với đạo Phật, con trâu cũng là một trong những con thú được nhắc đến (súc sanh). 

Khám phá Lễ hội hóa trang cho trâu kỳ lạ của Trung Quốc

Trâu trong chữ Hán được viết là “牛” (âm Hán Việt: “Ngưu”). Trong tiếng Hán hiện đại chữ “ngưu” 牛 còn được dùng để chỉ con bò, để phân biệt người Trung Quốc còn gọi con trâu là “thuỷ ngưu” 水牛, con bò là “hoàng ngưu” 黃牛. Nghĩa gốc của chữ “ngưu” 牛 là chỉ con trâu. Hình thức nguyên thuỷ của chữ “ngưu” 牛 là hình đầu trâu. Con trâu đã từng sống tại vùng Trung Nguyên vào thời nhà Thương. Khi đó vùng Trung Nguyên có khí hậu ấm áp hơn ngày nay, thích hợp cho các loài động vật nhiệt đới và á nhiệt đới sinh sống. Tại vùng Trung Nguyên người ta đã khai quật được xương trâu, văn khắc có nhắc đến trâu, đồ đựng bằng đồng hình con trâu thời nhà Thương.

Với người Trung Quốc, con trâu cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của họ trên nhiều phương diện văn học, hội họa, ca dao, tục ngữ, phong tục… Người ta quan niệm trâu là thánh vật nên thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa trời và đất, người và tiên để cho thần tiên ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân gian an bình. Trâu còn được coi là tượng trưng cho sự tốt lành, ai mơ trâu vàng đến nhà là điềm phú quý, cưỡi trâu vào thành là có hỉ sự, trâu sinh nghé là tâm thành ý nguyện.

Khám phá Lễ hội hóa trang cho trâu kỳ lạ của Trung Quốc

Trâu còn biết đến trong tín ngưỡng như: Đầu trâu, mặt ngựa (Ngưu đầu, Mã diện) là 2 sinh vật thuộc hạ của Diêm Vương chuyên thực hiện việc hành hạ, tra tấn người ở địa ngục. Trong Tây Du Ký có nhân vật Ngưu ma vương là vua của các loài trâu. Có bức tranh vẽ nhà hiền triết Lão Tử cưỡi Trâu xuyên khắp cánh đồng đi về hướng Tây. Ngoài ra còn có truyền thuyết Ngưu lang Chúc nữ, Trung Quốc còn có Huyền thoại Ngưu Lang Chức Nữ, với chiếc cầu Ô Thước (Ô là con quạ, Thước là con chim Khách). Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Thượng đế vì say mê một tiên nữ dệt vải tên là Chức Nữ, nên bỏ bê việc chăn trâu. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu sông Ngân kẻ cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần trên cầu Ô Thước vào đêm mùng 7 tháng Bảy. Lúc chia tay nhau cả hai đều khóc, nước mắt của họ rơi xuống trần gian thành cơn mưa nhẹ gọi là mưa Ngâu. Trâu còn là vật cưỡi của viên tướng Hoàng Phi Hổ.

Theo truyền thuyết trâu đã giúp vua Vũ nhà Hạ trị thủy. Thời Chiến Quốc, Tử Đồi là con vua Chu Trang Vương nuôi hàng trăm con trâu cho ăn gạo thóc, mặc gấm vóc, lại có kẻ hầu người hạ. Họ ca ngợi nghề chăn trâu của những Sào Phủ, Nịnh Thích. Trên đồ đất nung từ thời Thương Chu đã có hoa văn hình trâu. Đời Tiền Hán có nhiều tượng trâu bằng đồng, nhất là vùng . Theo truyền thuyết thì trâu biểu hiệu sự sống lâu. Lão Tử soạn Đạo Đức Kinh sinh vào thế kỷ thứ 6 trước CN (thời Chiến Quốc), Lão Tử khi về già nhận thấy chính sự của vương quốc đang tan rã đã cưỡi trâu xanh đi về hướng Tây qua đồi núi đến nước Tần và từ đó mất dạng. Quân sư Tôn Tẩn thường ngồi xe, còn có giai thoại ông cưỡi trâu ra trận. Thời chiến quốc cũng có ghi lại chuyện Điền Đan dùng hỏa ngưu kế đánh bại quân địch.

Trong thời kỳ Tam Quốc, ở lần Lục xuất Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng đã chế tạo và sử dụng sử dụng Trâu gỗ, ngựa máy để vận chuyển lương thảo cho quân Thục. Khi Tào Tháo vượt qua sông vị bỗng bị Mã Siêu đuổi theo. Tháo bị nguy kịch dù tướng Hứa Chử hết lòng bảo vệ. Đứng trên núi viên tri huyện Vi Nam là Đinh Phỉ bèn sai lính mở cổng trại thả hết trâu ra. Quân Mã Siêu đua nhau cướp trâu, quên việc đuổi đánh, thành ra Tào Tháo được trâu thế mạng và thoát nạn.

Nhiều địa phương trên đất nước Trung Quốc vẫn duy trì tục trâu xuân, người ta đắp hình con trâu bằng đất hoặc làm bằng giấy cao 4 thước, dài 8 thước, tượng trưng cho 4 thời trong 8 tiết. Con trâu mô hình này được rước rất long trọng kèm theo các hoạt động vui chơi như ca hát, múa, rước đèn lồng… gọi là xuân ngưu (trâu mùa xuân), sau đó lấy roi vừa quất vào nó vừa đọc lời chúc an lành. Các dân tộc thiểu số khác còn tổ chức nhiều lễ như lễ Ngưu vương, cúng Ngưu vương để cầu con, phòng bệnh, đuổi tà ma… Mỗi dân tộc ở Trung Quốc lại có cách thức, nghi lễ liên quan đến con trâu khác nhau như:

Người dân tộc Choang có ngày Lễ hồn trâu vào mùng 8-4 âm lịch, nhà nhà dọn sạch sẽ chuồng trâu, các cô gái đưa trâu đi tắm rồi dắt về đi quanh bàn ăn một vòng, sau đó cho trâu ăn bánh ngũ cốc, còn trẻ em thì buộc lên sừng trâu giấy đỏ cầu may.

Dân tộc Động có Lễ tắm trâu vào ngày 6-6 âm lịch, người ta mổ gà, vịt làm cỗ ăn mừng rồi lấy lông cắm vào chuồng trâu để chúc cho trâu sức khỏe, bình an. Cứ đến đầu tháng 10 âm lịch

Người Miêu ở Vân Nam lại diễn tục Trát sừng trâu, trẻ em lấy bánh nếp nướng trát đầy lên sừng trâu rồi cắm kèm theo 2 quả ớt đỏ. Người Miêu cho rằng trâu được trát sừng khi đi uống nước sẽ nhìn được bóng mình và sẽ biết người chủ rất nhớ ơn nó.

Dân tộc Bu-y thì có lễ cúng thần mạ và thần trâu…

Người dân vùng Hải Châu ở Giang Tô vào tháng giêng có Lễ hội Ngưu Lang với tiết mục hát bội, thắp hương, đốt pháo cầu cho người và trâu tránh được mọi tai ương.

Khám phá Lễ hội hóa trang cho trâu kỳ lạ của Trung Quốc

Trong những lễ hội này, còn có một lễ hội cũng rất kỳ lạ và độc đáo được diễn ra hàng năm tại Trung Quốc, đó là lễ hội hóa trang cho trâu của người dân tộc thiểu số Cáp Nê. Người Cáp Nê sống tập trung dọc sông Hồng Hà ở tỉnh Vân Nam với số dân 1,4 triệu, chủ yếu sống nhờ nông nghiệp. Cộng đồng dân tộc thiểu số này tôn thờ thiên nhiên, linh hồn, thần linh và tổ tiên. Họ cũng tin rằng tất cả mọi thứ trên Thế giới đều có một linh hồn.

Lễ hội hóa trang cho trâu là dịp duy nhất trong năm những chú trâu được trút bỏ lớp vỏ lầm lũi và khoác lên mình bộ cánh sặc sỡ tuyệt đẹp. Lễ hội này cũng là cơ hội để người nông dân chân lấm tay bùn ở huyện Giang Thành, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thể hiện tài nghệ sĩ. Bằng sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của người nông dân, đàn trâu như được lột xác hoàn toàn. Những họa tiết phức tạp và màu sắc rực rỡ đã biến đàn trâu thành tâm điểm của mọi sự chú ý trong lễ hội. 

Khám phá Lễ hội hóa trang cho trâu kỳ lạ của Trung Quốc

Việc vẽ lên thân trâu với niềm tin sẽ giúp bảo vệ ngôi làng của mình. Theo truyền thuyết của người Cáp Nê, đàn trâu được vẽ hoa văn lên thân sẽ làm những con hổ sợ hãi và tránh xa nhà dân.

Truyền thống này giờ đây mang đến cho mọi người một cơ hội hiếm hoi được phô diễn tài lẻ. Lớp trang điểm đầy màu sắc biến những chú trâu lầm lũi thường ngày thành tác phẩm sống. Hình ảnh đất nước, con người, thời tiết, hoa văn được vẽ một cách tỉ mẩn lên từng bộ phận và trên cặp sừng nhọn của mỗi con trâu.

Bên cạnh lễ hội “hóa trang cho trâu”, các lễ hội truyền thống khác đều mang nét văn hóa đặc trưng riêng của người Hoa mà không quốc gia trên thế giới nào có được. Tham gia tour du lịch Trung Quốc của https://travel.duhoctrungquoc.vn/ là lựa chọn ưu việt để có một hành trình khám phá các lễ hội đặc sắc tại đất nước xinh đẹp này!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 04-01-2022 23:36:59

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top