Orlando, Florida

thành phố nằm ở trung tâm tiểu bang Florida, Hoa Kỳ
(Đổi hướng từ Orlando)

Orlando (/ɔːrˈlænd/, phiên âm Tiếng Việt: O-lan-đô hay Oọc-lan-đô, Hán-Việt: Áo Lan Đa) là một thành phố nằm ở trung tâm tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Đây là quận lỵ của Quận Cam và trung tâm của vùng đô thị Orlando. Với dân số 2.387.138 dựa theo số liệu năm 2016 của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, vùng đô thị Orlando là vùng đô thị lớn thứ 24 tại Hoa Kỳ[4], thứ sáu ở Nam Hoa Kỳ và thứ ba tại Florida. Tính tới năm 2015, Orlando có dân số trong phạm vi thành phố ước tính khoảng 280.257, giúp nó trở thành thành phố lớn thứ 73 ở Hoa Kỳ và thứ tư ở Florida. Orlando được hợp nhất vào 31 tháng 7 năm 1875, và trở thành một thành phố vào năm 1885.

Orlando
—  Thành phố  —
Hàng đầu: Trung tâm Orlando; Hàng 2: Tòa án Quận Cam, Universal Studios Florida, Walt Disney World; Hàng 3: Gatorland, SeaWorld Orlando, Amway Center; Hàng 4: đài phun nước hồ Eola, Sân vận động Camping World, Nhà ga đường Church
Hàng đầu: Trung tâm Orlando;
Hàng 2: Tòa án Quận Cam, Universal Studios Florida, Walt Disney World;
Hàng 3: Gatorland, SeaWorld Orlando, Amway Center;
Hàng 4: đài phun nước hồ Eola, Sân vận động Camping World, Nhà ga đường Church
Hiệu kỳ của Orlando
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Orlando
Ấn chương
Tên hiệu: The City Beautiful
Vị trí ở quận Cam và bang Florida
Vị trí ở quận Cam và bang Florida
Orlando trên bản đồ Florida
Orlando
Orlando
Orlando trên bản đồ Hoa Kỳ
Orlando
Orlando
Vị trí ở Hoa Kỳ
Tọa độ: 28°32′37″B 81°22′22″T / 28,54361°B 81,37278°T / 28.54361; -81.37278
Quốc gia Hoa Kỳ
Tiểu bang Florida
Quận Quận Cam, Florida
Hợp nhất (thị trấn)31 tháng 7 năm 1875
Hợp nhất (thành phố)1885
Đặt tên theoOrlando Reeves sửa dữ liệu
Chính quyền
 • KiểuThị trưởng-hội đồng
 • Thị trưởngBuddy Dyer (D)
Diện tích
 • Thành phố261,5 km2 (113,75 mi2)
 • Đất liền294,61 km2 (105,22 mi2)
 • Mặt nước22,10 km2 (8,53 mi2)
 • Đô thị1.690,3 km2 (652,64 mi2)
Độ cao25 m (82 ft)
Dân số (2010)[1][2]
 • Thành phố238,300 (hạng 73)
 • Ước tính (2017)[3]280.257
 • Mật độ1,017,10/km2 (2,634,27/mi2)
 • Đô thị1,510,516
 • Vùng đô thị2,387,138
Múi giờEST (UTC-5)
 • Mùa hè (DST)EDT (UTC-4)
Mã bưu điện32801-32899
Mã điện thoại321, 407
Thành phố kết nghĩaBethlehem, Volgograd, Curitiba, Viêng Chăn, Santiago de Cali, Kiryat Motzkin, Reykjanesbær, Quế Lâm, Monterrey, Orenburg, Seine-et-Marne, Đài Nam, Urayasu, Valladolid sửa dữ liệu
Trang webwww.cityoforlando.net

Thành phố Orlando có biệt danh là "Thành phố tươi đẹp" và biểu tượng của nó là các đài phun nước tại hồ Eola. Orlando cũng được biết đến với tên gọi "Thủ đô công viên chủ đề của thế giới" và trong năm 2014 điểm du lịch và các sự kiện của nó đã thu hút hơn 62 triệu du khách[5]. Sân bay quốc tế Orlando (MCO) là sân bay bận rộn thứ mười ba tại Hoa Kỳ và bận rộn thứ 29 bận rộn nhất trên thế giới. Buddy Dyer là thị trưởng của Orlando.

Một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, các điểm tham quan nổi tiếng của Orlando là xương sống của ngành du lịch của thành phố này: Walt Disney World, nằm khoảng 34 km về phía tây nam của Trung tâm Orlando ở hồ Bay, được khai trương bởi Công ty Walt Disney vào năm 1971; Universal Orlando Resort, mở cửa vào năm 1999 như là một sự mở rộng lớn của Universal Studios Florida; SeaWorld; Gatorland; và Wet 'n Wild. Với ngoại lệ của Walt Disney World, hầu hết các điểm tham quan chính nằm dọc International Drive. Thành phố này cũng là một trong những thành phố ở Mỹ bận rộn nhất cho các hội nghị và hội thảo; Trung tâm Hội nghị Quận Cam là cơ sở hội nghị lớn thứ hai tại Hoa Kỳ.

Cũng giống như các thành phố lớn khác trong vùng Vành đai Mặt trời, Orlando tăng trưởng nhanh chóng trong những năm 1980 và trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, phần lớn nhờ vào thành công của Walt Disney World. Đại học Central Florida đặt tại Orlando là trường đại học lớn nhất tại Hoa Kỳ về lượng tuyển sinh tính tại thời điểm năm 2015. Năm 2010, Orlando được liệt kê là thành phố toàn cầu cấp "Gamma -" theo đánh giá của World Cities Study Group. Orlando xếp thứ tư trong những thành phố Mỹ nổi bật nhất dựa trên nơi mọi người muốn sống theo một nghiên cứu năm 2009 của Trung tâm nghiên cứu Pew.[6]

Nguồn gốc tên gọi

Fort Gatlin (hay Pháo đài Gatlin), cái tên từng được sử dụng để chỉ khu vực Orlando, được đặt tại nơi mà ngày nay nằm ở phía nam địa giới thành phố gần Trung đoàn Pháo Số 4 Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của Trung tá Alexander C. W. Fanning vào ngày 9 tháng 11 năm 1838 trong giai đoạn một loạt căn cứ kiên cố được xây dựng khắp Florida thời kì Chiến tranh Seminole thứ hai.[7] Pháo đài và khu vực xung quanh được đặt theo tên của Tiến sĩ John S. Gatlin, một thầy thuốc quân đội bị giết trong cuộc Thảm sát Dade vào ngày 28 tháng 12 năm 1835. Khu vực xây dựng pháo đài Gatlin, một vị trí phòng thủ với nguồn nước ngọt từ ba hồ nhỏ, nhiều khả năng được chọn bởi vị trí gần một con đường chính và chỉ cách khoảng 230 mét tới một cây sồi thiêng gần đó nơi thổ dân châu Mỹ thường gặp nhau. Vua Phillip và Coacoochee thường lui tới nơi này và cây sồi được cho là nơi kế hoạch cho vụ thảm sát Dade được bàn bạc.[8] Khi quân đội Hoa Kỳ bỏ lại pháo đài vào năm 1839, cộng đồng xung quanh đã được xây dựng nên bởi những người tới định cư.[7]

Trước khi được biết tới bởi cái tên hiện tại, Orlando từng được biết đến dưới tên Jernigan. Cái tên này bắt nguồn từ những người đầu tiên tới định cư, Issac và Aaron Jernigan, những nhà chăn nuôi gia súc mà đã mua mảnh đất cách Fort Gatlin 3.2 km về phía tây bắc, dọc bờ phía tây hồ Holden vào tháng 7 năm 1843 theo những điều khoản của Đạo luật Chiếm đóng Vũ trang.[9][10] Aaron Jernigan trở thành nghị sĩ bang đầu tiên của quận Cam vào năm 1845 nhưng lời yêu cầu tăng thêm sự bảo vệ quân sự của ông không được trả lời. Fort Gatlin bị tái chiếm bởi quân đội trong vài tuần vào tháng mười và tháng 11 năm 1849, sau đó còn lại một nhóm dân quân tự nguyện để phòng thủ khu dân cư này.[10] Một biển hiệu lịch sử chỉ ra rằng cho đến 1850, trang trại nhà Jernigan (hoặc Fort Gatlin theo vài nguồn)[11] là lõi của một ngôi làng tên Jernigan.[12] Theo một tường trình được viết nhiều năm sau bởi con gái của ông, tại thời điểm đó, khoảng 80 người định cư buộc phải trú sau "một hàng rào Aaron Jernigan xây dựng ở phía bắc hồ Conway" trong một năm. Một trong những hồ sơ đầu tiên của quận, một bản báo cáo của bồi thẩm đoàn, có nhắc đến một hàng rào nơi cư dân bị "đưa đi khỏi nhà họ và bị buộc phải túm tụm vào nhau trong những cuộc phòng thủ vội vàng [sic]." Aaron Jernigan dẫn đầu một đoàn dân quân tự nguyện địa phương suốt năm 1852.[10]

Jernigan xuất hiện trên một bản đồ Florida vào năm 1855 và đến năm 1856, khu vực đã trở thành quận lỵ của quận Cam. Khu vực này được đổi tên thành Orlando vào năm 1857. Bước chuyển đổi này được bắt nguồn, một phần, từ việc Aaron Jernigan đánh mất danh dự sau khi ông bị cho thôi quyền dẫn dắt đội dân quân bởi các quan chức quân đội năm 1856. Những hành vi của ông trở nên khét tiếng tới mức Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ Jefferson Davis đã viết rằng: "Người ta nói họ [đội dân quân của Jernigan] còn kinh khủng hơn cả người da đỏ." Năm 1859, Jernigan và các người con trai bị buộc tội mưu sát tại một bưu điện của thị trấn. Họ sau đó bị chuyển đến Ocala nhưng đã trốn thoát.

Có ít nhất năm câu chuyện về việc làm sao Orlando có cái tên này. Câu chuyện thường gặp nhất là cái tên Orlando có nguồn gốc từ một người đàn ông mất năm 1835 trong một cuộc tấn công của người da đỏ tại khu vực này trong Chiến tranh Seminole thứ hai. Một số câu chuyện được truyền miệng lại về một dấu mốc của một người tên Orlando, với lộng ngữ, "Nơi đây là Orlando." Một dị bản có bao gồm một người đàn ông tên Orlando đã chết khi đi ngang qua đây trên đường đến Tampa cùng một đàn bò; ông được chôn cất trong một phần mộ được khắc tên. Trong một cuộc họp năm 1857, một cuộc tranh luận đã nổ ra về tên của thị trấn. Nhà tiên phong William B. Hull nhớ tới cách James Speer (một cư dân địa phương, và một nhân vật nổi bật trong những câu chuyện đằng sau việc đặt tên cho Orlando) đã nổi lên giữa lúc cuộc tranh luận đang căng thẳng và nói: "Nơi này thường được nói tới bằng tên 'Orlando's Grave' [Mộ của Orlando]. Hãy bỏ từ 'grave' [mộ] và để quận lỵ là Orlando."

Dò lại lịch sử, người ta tin rằng một loại dấu mốc nào đó chắc chắn đã được tìm ra bởi những nhà tiên phong đầu tiên. Tuy nhiên, những người khác cho rằng Speer chỉ đơn giản là sử dụng truyền thuyết về Orlando Reeves để thúc đẩy kế hoạch của ông trong việc đặt tên thành phố theo một nhân vật của Shakespeare.

Orlando Reeves

Các nhà sử học có cùng nhận định rằng không có nhiều khả năng có người lính nào tên Orlando Reeves. Lời truyền miệng cho rằng Reeves đóng vai trò là một lính gác cho một đoàn lính đã dựng trại qua đêm bên bờ hồ Sandy Beach (nay là hồ Eola). Nhiều hồ khác cũng được nhắc tới trong những phiên bản khác khi không có người lính nào trú tại khu vực ngày nay là khu trung tâm vào năm 1835.

Truyền thuyết này lan rộng vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt nhờ vào việc nhà sử học địa phương Olive Brumbaugh kể lại thông qua các bài viết và trên đài phát thanh WDBO vào năm 1929.[11] Một nhà sử học khác, Eldon H. Gore, quảng bá truyền thuyết về Reeves trong quyển History of Orlando xuất bản năm 1949.[11] Một đài kỷ niệm bên cạnh hồ Eola - ban đầu được đặt bởi những học sinh trường Trung học cơ sở Cherokee của Orlando vào năm 1939 và cập nhật năm 1990 - chỉ định điểm nơi Orlando được cho là đã ngã xuống.

Có tồn tại nhiều truyền thuyết đối nghịch. Một truyền thuyết kể rằng Reeves bị giết trong một trận chiến với người Seminole sau khi được phong chức tại chỗ khi chỉ huy trung đội tử trận.[11] Tuy nhiên, một cuộc điều tra chuyên sâu các tài liệu quân sự những năm 1970 và 1980 không cho thấy bất cứ kết quả nào việc Orlando Reeves từng tồn tại.[11] Một số phiên bản bù đắp việc Reeves không có hồ sơ quận sự bằng các sử dụng tên của những người mang tên 'Orlando' khác có tồn tại trong sử sách - như Orlando Acosta; tuy nhiên, không có nhiều điều về Acosta được biết tới hay ông có thật sự tồn tại hay không. Một cái tên khác được nhắc tới là Orlando Reed, được cho là một người Anh và là người đưa thư giữa Fort Gatlin và Fort Mellon bị giết khi đang cắm trại cùng bạn bè tại Orlando.[11]

Một dị bản thứ hai đặt câu chuyện vào năm 1835 giữa Chiến tranh Seminole thứ hai. Cái tên này được lấy từ một nhà chăn nuôi gia súc từ South Carolina mang tên Orlando Savage Rees. Rees sở hữu một nhà máy và đồn điền đường ở quận Volusia cũng như một số bất động sản lớn ở Florida và Mississippi.[11] Nông trại đường của Rees ở khu vực bị đốt trong cuộc tấn công của người Seminole vào năm 1835 (năm Orlando Reeves được cho là đã chết). Sau đó, Rees dẫn một đội viễn chinh để thu hồi gia súc và nô lệ bị cướp. Năm 1837, Rees đã cố ngăn lại một hiệp ước hòa bình với người Seminole vì nó không đền bù cho ông những mất mát về nô lệ và đất đai.

Người ta tin rằng Rees có thể đã đặt một cột mốc có tên ông bên cạnh con đường mòn; những cư dân sau đó đã đọc nhầm "Rees" thành "Reeves" và tưởng nhầm nó là một bia mộ. Trong những năm tiếp theo, câu chuyện này đã sáp nhập với câu chuyện về Orlando Reeves (mà có lẽ cũng đã nhập một phần câu chuyện của Tiến sĩ Gatlin).[11]

Trong hai trường hợp riêng biệt, người thân của Rees khẳng định tổ tiên họ là tiền thân cho cái tên của thành phố. F. K. Bull từ South Carolina (chắt trai của Rees) kể câu chuyện cho một nhà báo Orlando vào năm 1955; nhiều năm sau, Charles M. Bull từ Orlando (chút trai của Rees) đưa đến những thông tin tương tự cho giới sử học địa phương. Không giống như Orlando Reeves, người không có hồ sơ lịch sử nào được tìm thấy, có rất nhiều bằng chứng cho thấy Orlando Rees có tồn tại và đã sống ở Florida vào thời điểm đó. Ví dụ như việc John James Audubon đã gặp Rees vào năm 1832 tại một bất động sản của ông ở Spring Garden cách Orlando 45 phút.

Orlando (As You Like It)

Dị bản cuối cùng cho rằng thành phố được đặt theo tên nhân vật chính diện trong tác phẩm kịch As You Like It của Shakespeare.[11]

Năm 1975, thẩm phán Donald A. Cheney đặt ra một phiên bản mới của câu chuyện trong một bài viết trên báo Orlando Sentinel. Cheney (một nhà sử học địa phương và chủ tịch ủy ban lịch sử của quận lúc bấy giờ) kể lại một câu chuyện được kể bởi bố ông, thẩm phán John Moses Cheney (một nhân vật quan trọng trong lịch sử Orlando mà đến Orlando vào năm 1885).

Người bố kể lại một người đàn ông khác vào thời điểm đó, James Speer, đề xuất cái tên Orlando dựa theo nhân vật trong As You Like It.[11] Theo Cheney, Speer "là một người đàn ông của văn hóa và là một người ngưỡng mộ William Shakespeare..." Trích lại một lá thư Speer đã viết, "Orlando là khu rừng Arden thật sự, địa điểm xảy ra As You Like It." Con cháu của Speer cũng đã xác nhận phiên bản này của việc đặt tên và truyền thuyết này tiếp tục được lan truyền.

Câu chuyện này có tính chất hợp lệ theo khía cạnh, như đã nói ở trên, rằng Speer có vai trò trong việc đổi tên khu dân cư từ Jernigan thành Orlando, mặc dù ông có thể đã sử dụng truyền thuyết về Orlando Reeves thay vì ý định thực sự là sử dụng nhân vật của Shakespeare. Theo một phiên bản khác nữa của câu chuyện, Orlando có thể là tên của một nhân viên của ông.[11] Cũng nên chú ý rằng một trong những con đường chính ở trung tâm Orlando được đặt tên là Rosalind Avenue; Rosalind là nữ anh hùng của vở As You Like It.

Lịch sử

Thời kì tiền châu Âu

Trước khi những người định cư châu Âu đến vào năm 1536, dân cư ở Orlando thưa thớt những thổ dân bộ lạc Seminole. Có rất ít những địa điểm khảo cổ ở khu vực ngày nay, ngoại trừ địa điểm trước đây của Pháo đài Gatlin dọc bờ hồ Gatlin phía nam khu trung tâm Orlando.

Hợp nhất

Sau khi quận Mosquito bị chia tách vào năm 1845, Fort Gatlin trở thành quận lỵ của quận Cam mới vào năm 1856. Nó vẫn là một vùng nông thôn hoang vu trong thời kì Nội chiến Hoa Kỳ và chịu nhiều tổn thất trong kế hoạch Union blockade. Thời kỳ tái xây dựng mang lại một sự bùng nổ dân số, dẫn tới việc hợp nhất của Thị trấn Orlando vào ngày 31 tháng 7 năm 1875 với 85 cư dân (22 người có quyền bầu cử), và sau đó dưới tư cách là thành phố vào năm 1885.[13]

Giai đoạn 1875 đến 1895 được nhớ đến là Thời đại Hoàng kim của Orlando, khi nó trở thành trung tâm của ngành công nghiệp cam chanh của Florida. Tuy nhiên, đợt Đại Đông giá năm 1894–95 ép buộc nhiều người chủ phải từ bỏ đồn điền độc lập của họ, do đó mà đất đai hợp lại vào tay một số nhà "đại tư bản cam", những người mà sau đó chuyển hoạt động xuống phía nam, chủ yếu quanh vùng Lake Wales ở quận Polk.

Một số người sống trên đất công nổi bật ở khu vực bao gồm gia đình nhà Curry. Người ta phải lội qua con sông Econlockhatchee chảy xuôi qua đất của họ ở phía đông Orlando. Điều này được tưởng nhớ lại bằng tên đường, Curry Ford Road (con đường lội qua nhà Curry). Ở phía nam sân bay, khu vực Boggy Creek, là 150 mẫu Anh (0.61 km²) đất của gia đình nhà Ward. Khu đất này vẫn được sở hữu bởi nhà Ward và có thể được nhìn thấy từ các chuyến bay về phía nam từ sân bay quốc tế Orlando ngay bên cạnh Đường tiểu bang 417.

Cách mạng Hậu Công nghiệp

Orlando, thành phố trong đất liền lớn nhất Florida, trở thành một điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng trong những năm giữa Chiến tranh Tây Ban Nha–MỹChiến tranh thế giới thứ nhất. Thập niên 1920, Orlando trải qua một sự phát triển nhà đất sâu rộng trong cuộc Bùng nổ Đất đai Florida. Giá đất tăng mạnh. Trong thời kỳ này, nhiều khu dân cư ở khu trung tâm được xây dựng, loại nhà bungalow được xây dựng nhiều. Sự bùng nổ chấm dứt khi vài cơn bão đánh vào Florida cuối những năm 1920, cùng với cơn Đại suy thoái.

Thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, một lượng binh sĩ quân đội đồn trú tại Căn cứ Hàng không Quân sự Orlando (Orlando AAB) và Sân bay Quân sự Pinecastle (Pinecastle AAF). Một số họ ở lại Orlando để định cư và lập gia đình. Năm 1956, công ty hàng không và phòng thủ Martin Marietta (bây giờ là Lockheed Martin) xây dựng một xưởng ở thành phố. Orlando AAB và Pinecastle AAF được quyển giao cho Không quân Hoa Kỳ vào năm 1947 khi nó trở thành một lực lượng riêng biệt và được phong lại thành những căn cứ không quân (air force basis - AFB). Năm 1958, Pinecastle AFB được đổi tên thành Căn cứ Không quân McCoy theo tên của Đại tá Michael N. W. McCoy, cựu chỉ huy không đoàn 320th Bombardment Wing ở căn cứ, bị chết trong một vụ rơi máy bay thả bom Boeing B-47 Stratojet ở phía bắc Orlando. Những năm 1960, căn cứ trở thành nhà của 306th Bombardment Wing thuộc Bộ chỉ huy Hàng không Chiến lược (Strategic Air Command - SAC), vận hành các máy bay Pháo đài bay B-52KC-135 Stratotanker, cộng với những công việc vận hành riêng lẻ với các máy bay EC-121 và Lockheed U-2.

Năm 1968, Orlando AFB được chuyển cho Hải quân Hoa Kỳ và trở thành Trung tâm Huấn luyện Hải quân Orlando (NTC Orlando). Bên cạnh hạ tầng huấn luyện, NTC Orlando cũng là nhà cho một trong hai Trường Năng lượng Hạt nhân Hải quân, và là nhà của Phòng Hệ thống Huấn luyện Trung tâm Tác chiến Hàng không Hải quân. Khi McCoy AFB đóng vào năm 1975, đường băng và khu đất của nó về phía nam và đông được giao một phần cho thành phố để trở thành sân bay quốc tế Orlando, trong khi một phần nhỏ về phía tây bắc được chuyển cho hải quân thành McCoy NTC Annex. Khu đó sau đó bị đóng vào năm 1996 và trở thành nhà ở, mặc dù vậy, McCoy AFB cũ vẫn đóng ở đây cửa hàng Navy Exchange cũng như một vài đơn vị Vệ binh và Trừ bị Quốc gia. NTC Orlando đóng cửa vào năm 1993 bởi Ủy ban Tổ chức lại và Đóng cửa Căn cứ (Base Realignment and Closure Commission), và chuyển thành khu dân cư Baldwin Park. Trung tâm Tác chiến Hàng không Hải quân đã chuyển đến Công viên Nghiên cứu Miền Trung Florida gần UCF năm 1988.

Ngành du lịch trong lịch sử

Có lẽ sự kiện quan trọng nhất cho nền kinh tế Orlando xảy ra năm 1965 khi Walt Disney tuyên bố kế hoạch xây dựng Walt Disney World. Mặc dù Disney đã cân nhắc khu vực Miami và Tampa cho công viên của ông, một trong những nguyên nhân lớn nhất sau quyết định không đặt công viên tại đó là do bão – vị trí trong đất liền của Orlando, dù không hẳn là hoàn toàn không chịu thiệt hại vì bão, nhưng đủ để giảm thiểu các tác động hơn so với vùng bờ biển. Khu nghỉ dưỡng mở vào tháng 10 năm 1971, kéo theo một sự bùng nổ dân số và tăng trưởng kinh tế cho vùng đô thị Orlando, nay bao gồm các quận Cam, Seminole, Osceola, và Lake. Kết quả là du lịch trở thành trọng điểm của nền kinh tế khu vực. Orlando ngày nay có nhiều công viên giải trí và địa điểm giải trí hơn bất kỳ đâu trên thế giới.[14]

Một nhân tố khác trong sự phát triển của Orlando diễn ra vào năm 1962, khi sân bay Orlando mới, tiền thân của sân bay quốc tế Orlando ngày nay, được xây dựng từ một phần của Căn cứ Không quân McCoy. Đến năm 1970, bốn hãng hàng không lớn (Delta Air Lines, National Airlines, Eastern Air Lines và Southern Airways) đều cung cấp các chuyến bay định kỳ. Căn cứ Không quân McCoy chính thức đóng cửa năm 1975 và phần lớn khu đất của nó giờ là một phần của sân bay. Sân bay ngày nay vẫn giữ mã sân bay cũ của căn cứ không quân (MCO).

Thế kỷ 21

Ngày nay, lõi lịch sử của "Orlando Cũ" tọa lạc ở khu trung tâm Orlando cùng với đường Church, giữa Orange Avenue và Garland Avenue. Sự phát triển đô thị và khu kinh doanh trung tâm ở trung tâm thành phố đã nhanh chóng tạo nên cảnh quan trung tâm thành phố trong lịch sử gần đây. Quận lịch sử của thành phố ngày nay chủ yếu có liên hệ tới khu dân cư quanh hồ Eola nơi có những cây sồi trăm năm tuổi trải dọc những con đường gạch. Những khu dân cư này, còn được biết tới là "Lake Eola Heights" và "Thornton Park", chứa những căn nhà cổ nhất ở Orlando.

Vụ xả súng năm 2016

Ngày 12 tháng 6 năm 2016, hơn 100 người đã bị bắn tại Hộp đêm Pulse, một hộp đêm dành cho người đồng tính ở Orlando. Năm mươi người (bao gồm hung thủ) đã chết và 58 người bị thương. Hung thủ, người đã bị đội SWAT bắn chết, được xác định là Omar Mir Seddique Mateen, 29 tuổi, một nhân viên bảo vệ người Mỹ gốc Afghanistan. Vụ khủng bố này là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ và là một trong những vụ xả súng chết người nhất do một cá nhân thực hiện được ghi nhận trong lịch sử thế giới. Mateen đã thề trung thành với Nhà nước Hồi giáo trong cuộc thương lượng không thành với cảnh sát.[15] Sau tai họa khủng khiếp này, thành phố đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện. Một trong những buổi cầu nguyện do nhân dân tổ chức nổi bật nhất được diễn ra ở bên ngoài Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Dr. Phillips. Tháng 11 năm 2016, thị trưởng Orlando Buddy Dyer tuyên bố ý định mua lại hộp đêm để xây dựng một đài tưởng niệm cố định cho 49 nạn nhân vụ xả súng. Thành phố đề nghị trả 2,25 triệu USD nhưng chủ hộp đêm, Barbara Poma, đã từ chối bán lại.[16] Nhiều du khách tới thành phố đã ghé qua địa điểm này để tưởng nhớ những nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố.

Địa lý và cảnh quan thành phố

Địa lý Orlando chủ yếu là đất ngập nước, gồm nhiều hồ và đầm lầy. Địa hình khá bằng phẳng khiến đất thấp và ẩm ướt. Khu vực được chấm phá với hàng trăm hồ lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là hồ Apopka. Nền đá gốc của miền trung Florida phần lớn là đá vôi và rất xốp, do vậy mà Orlando dễ bị ảnh hưởng bởi hố sụt. Có lẽ vụ việc nổi tiếng nhất liên quan tới hố sụt xảy ra năm 1981 tại Winter Park, một thành phố ngay phía bắc trung tâm Orlando, và ngày nay được gắn với cái tên "Hố sụt Winter Park".

Có 115 khu dân cư nằm trong địa giới thành phố và nhiều cộng đồng chưa hợp nhất. Địa giới của Orlando có phần giống với một bàn cờ với nhiều ô trống của các khu vực quận Cam chưa hợp nhất nằm trong địa giới. Sự sắp xếp như vậy gây ra nhiều rắc rối khi một số khu vực được phục vụ bởi cả quận Cam và thành phố Orlando. Điều này cũng lý giải lượng dân số tương đối thấp của Orlando so với số dân trong vùng đô thị của nó. Thành phố và quận đang làm việc cùng nhau để lấp đầy địa giới với việc Orlando sáp nhập các phần đất được địa giới thành phố bao vây.

Nhà cao tầng

Vùng đô thị Orlando có 19 tòa nhà cao tầng đã hoàn thành. Phần lớn nằm ở trung tâm Orlando và phần còn lại nằm ở khu vực du lịch phía tây nam khu trung tâm.[17] Các tòa nhà cao tầng xây dựng ở trung tâm Orlando chưa vượt quá 134 m (441 ft) kể từ khi SunTrust Center hoàn thiện năm 1988. Lý do cho việc này là do Sân bay Orlando Executive, chỉ cách khu trung tâm khoảng 3 km, không cho phép các tòa nhà được xây dựng cao hơn một chiều cao nhất định.

Trung tâm Orlando

  • Tòa nhà SunTrust Center, 1988, 134 m (440 ft), là tòa nhà cao nhất miền trung Florida.
  • The Vue at Lake Eola, 2008, 130 m (427 ft), có nhiều tầng hơn SunTrust Center.[17]
  • Tòa nhà Tòa án quận Cam, 1997, 127 m (417 ft).
  • Tòa nhà Bank of America Center (trước đây là Barnett Plaza), 1988, 125 m (410 ft)
  • 55 West on the Esplanade, 2009, 115 m (377 ft)
  • Solaire at the Plaza, 2006, 109 m (359 ft)
  • Dynetech Center, 2009, 109 m (357 ft)
  • Citrus Center, 1971, 86 m (282 ft)
  • Premier Trade Plaza Orlando, 2006, 78 m (256 ft)
  • CNL Center City Commons, 1999, 76 m (249 ft)

Ngoại vi trung tâm Orlando

  • Tòa nhà mở rộng Hyatt Regency Orlando (còn gọi là The Peabody), 2010, 130 m (427 ft), là tòa nhà cao nhất quận Cam nằm ngoài địa giới thành phố Orlando.[18]
  • The SeaWorld SkyTower, 122 m (400 ft), từng là tòa nhà cao nhất quận Cam nằm ngoài địa giới thành phố Orlando cho tới khi bị soán ngôi bởi tòa The Peabody.
  • The Orlando Eye, 2015, 122 m (400 ft).
  • Đài kiểm soát không lưu sân bay quốc tế Orlando, 2002, 105 m (344 ft)

Khí hậu

Orlando
Biểu đồ khí hậu (giải thích)
123456789101112
 
 
2.4
 
 
71
49
 
 
2.4
 
 
74
52
 
 
3.8
 
 
78
56
 
 
2.6
 
 
83
60
 
 
3.5
 
 
88
66
 
 
7.6
 
 
91
72
 
 
7.3
 
 
92
74
 
 
7.1
 
 
92
74
 
 
6.1
 
 
90
73
 
 
3.3
 
 
85
66
 
 
2.2
 
 
78
59
 
 
2.6
 
 
73
52
Trung bình tối đa và tối thiểu. Nhiệt độ tính theo °F
Tổng lượng giáng thủy tính theo inch

Orlando có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen: Cfa) như phần lớn Florida. Orlando nằm trong vùng chịu đựng nhiệt độ cho cây trồng 9B của USDA. Có hai mùa cơ bản ở Orlando: một mùa nóng và nhiều mưa kéo dài từ tháng năm tới cuối tháng chín (trùng với mùa bão Đại Tây Dương), và một mùa ấm và khô từ tháng mười tới tháng bốn. Khí hậu nóng và ẩm của khu vực chủ yếu gây ra bởi độ cao thấp so với mặt biển, vị trí gần chí tuyến Bắc và vị trí trung tâm một bán đảo. Nhiều tính chất của khí hậu là kết quả của cự ly gần với dòng hải lưu Gulf Stream chảy xung quanh bán đảo Florida.

Vào đỉnh điểm của mùa mưa ở Orlando, nhiệt độ cao nhất trung bình khoảng 32–36 °C (90–97 °F) trong khi nhiệt độ thấp nhất hiếm khi xuống thấp hơn 23–26 °C (73–79 °F). Khung thời gian trung bình cho biên độ nhiệt như vậy là từ 19 tháng 4 – 11 tháng 10.[19] Độ ẩm của khu vực đóng vai trò ngăn nhiệt độ không vượt quá 38 °C (100 °F) nhưng cũng đồng thời đẩy chỉ số nhiệt độ lên hơn 43 °C (109 °F). Mức nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại thành phố là 39,4 °C (103 °F), thiết lập vào ngày 8 tháng 9 năm 1921. Trong những tháng này, những cơn dông chiều cường độ mạnh xảy ra gần như hàng ngày. Những cơn dông này gây ra bởi những khối khí từ vịnh MéxicoĐại Tây Dương xung đột nhau trên bầu trời miền trung Florida. Chúng thường mang đến những trận sét đẹp mắt cũng như mưa lớn (đôi khi lên tới vài inch một giờ) và gió mạnh, đôi khi cả mưa đá.

Vào mùa khô, độ ẩm thấp hơn, nhiệt độ mát mẻ hơn nhưng cũng có thể dao động thất thường. Nhiệt độ trung bình một ngày trong tháng một là 15,7 °C (60,2 °F). Nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng trung bình chỉ khoảng 2,4 đêm một năm.[19] Mức nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận là −8 °C (18 °F), thiết lập vào ngày 28 tháng 12 năm 1894. Do mùa đông khô và nhiệt độ đóng băng thường chỉ xảy ra khi những đợt không khí lạnh (với lượng mưa đi kèm theo) đã đi qua, thành phố rất hiếm khi có tuyết. Lần duy nhất khi tuyết tích tụ xảy ra ở thành phố kể từ khi số liệu được lưu trữ là vào năm 1948, mặc dù cũng đã có tuyết tích tụ ở một số khu vực xung quanh trong một đợt tuyết rơi vào tháng 1 năm 1977. Mưa tuyết bất chợt cũng đã được ghi nhận vào năm 1989, 2006[20] và 2010.[21]

Lượng mưa trung bình năm của Orlando là 1.290 mm (50,6 in), một phần lớn rơi vào giai đoạn từ tháng sáu tới tháng chín. Những tháng từ tháng mười tới tháng năm là mùa khô ở Orlando. Giai đoạn này (đặc biệt là những tháng cuối) thường có nguy cơ cháy rừng. Trong một số năm, các vụ cháy đã trở nên nghiêm trọng. Năm 1998, một đợt El Niño làm tháng một và tháng hai nhiều mưa bất thường, tiếp theo sau là một đợt hạn hán kéo dài từ mùa xuân tới đầu mùa hè, gây ra một mùa cháy rừng kỷ lục khiến Orlando nhiều lần phát cảnh báo về chất lượng không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày, bao gồm việc hoãn cuộc đua NASCAR Pepsi 400 ở Daytona Beach gần đó.[22]

Orlando là một trung tâm dân cư lớn và có mối nguy về bão khá đáng kể, dù không nguy hiểm bằng vùng đô thị Nam Florida và các khu vực ven biển khác. Nhờ vị trí cách Đại Tây Dương 68 km (42 mi) và vịnh Mexico 124 km (77 mi), các cơn bão thường suy yếu trước khi tới nơi. Nước dâng do bão cũng không phải là mối lo vì khu vực có cao trình 30 m (100 ft) so với mực nước biển. Mặc dù ở vị trí đó, thành phố cũng hứng chịu nhiều cơn bão mạnh. Trong mùa bão 2004, Orlando đón ba cơn bão gây ra thiệt hại đáng kể, với bão Charley là cơn bão nghiêm trọng nhất. Thành phố cũng đã phải chịu nhiều thiệt hại diện rộng sau cơn bão Donna năm 1960.

Lốc xoáy thường không liên hệ tới những cơn dông trong mùa hè. Chúng thường gặp hơn khi có không khí lạnh vào mùa đông cũng như khi các cơn bão đi ngang qua. Hai đợt bùng phát lốc xoáy tồi tệ nhất trong lịch sử của khu vực này, lần bùng phát năm 1998 giết chết 42 người và đợt bùng phát năm 2007 giết chết 21 người, đều xảy ra vào tháng hai.

Xã hội

Dân cư

Lịch sử dân số
Điều tra
dân số
Số dân
18902.856
19002.481−13,1%
19103.89457%
19209.282138,4%
193027.330194,4%
194036.73634,4%
195052.36742,5%
196088.13568,3%
197099.00612,3%
1980128.25129,5%
1990164.69328,4%
2000185.95112,9%
2010238.30028,2%
2016 (ước tính)277.173[23]16,3%
Dân số 1890–2012[24][25]
Ước tính 2012[26]
Dân cư Orlando
Điều tra dân số 2010OrlandoQuận CamFlorida
Tổng dân số238.3001.145.95618.801.310
Dân số, phần trăm thay đổi, 2000 đến 2010+28,2%+27,8%+17,6%
Mật độ dân số898,6/km2489,8/km2135,4/km2
Người da trắng hoặc gốc Âu (bao gồm người Hispanic da trắng)57,6%63,6%75,0%
(Người da trắng không có gốc Hispanic hoặc da trắng gốc Âu)41,3%46,0%57,9%
Người gốc Hispanic hoặc Latin (bất cứ chủng tộc nào)28,4%26,9%22,5%
Người da đen hoặc Mỹ gốc Phi25,1%20,8%16,0%
Người châu Á3,8%4,9%2,4%
Người Mỹ bản địa hoặc Alaska bản địa0,4%0,4%0,4%
Người gốc đảo Thái Bình Dương hoặc Hawaii bản địa0,1%0,1%0,1%
Nhiều hơn hai chủng tộc (đa chủng tộc)3,4%3,4%2,5%
Chủng tộc khác6,6%6,8%3,6%

Vào năm 2010, Orlando có 121.254 hộ dân với 15.4% trong số đó là trống. Tính đến năm 2000, 24,5% hộ dân có có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung cùng hộ, 32,4% là các cặp đã cưới sống chung, 15,4% có chủ hộ là nữ giới không có chồng hiện diện, và 47,6% không phải là gia đình. 35% trong tổng số hộ dân là cá nhân sống riêng và 8,5% hộ có một người trên 65 tuổi sống một mình. Một hộ dân trung bình có khoảng 2,25 người và một gia đình trung bình khoảng 2,97 người.

Năm 2015, dân số thành phố gồm 21,8% dưới 18 tuổi, 10,8% từ 18 đến 24, 35,1% từ 25 tới 44, 22,1% từ 45 tới 64, và 10,1% trên 65 tuổi. Giá trị trung vị về độ tuổi là 33 tuổi và cứ mỗi 100 nữ lại có 93 nam.[27]

Orlando có lượng dân Puerto Rico đông nhất ở Florida và sự ảnh hưởng văn hóa của họ tới miền trung Florida cũng giống như dân Cuba đối với miền nam Florida.[28] Orlando là nơi có cộng đồng người Puero Rico tăng trưởng mạnh nhất đất nước. Giữa 1980 và 2010, lượng người gốc Hispanic trong dân số tăng từ 4,1 lên 25,4%. Orlando cũng có một cộng đồng lớn dân gốc Caribe lớn (đặc biệt là người gốc Bahamas, Cuba, Cộng hòa Dominica, Jamaica, Quần đảo Virgin, Trinidad và Tobago) và một cộng đồng người Haiti đáng kể. Orlando cũng có một cộng đồng người Do Thái hoạt động mạnh.

Orlando cũng có một cộng đồng LGBT lớn và được cho là một trong những thành phố dễ chịu nhất khu vực đông nam. Năm 2015, có 4,1% dân số Orlando định dạng là LGBT giúp Orlando trở thành thành phố có số phần trăm người LGBT cao thứ 20 đất nước. Thành phố đăng cai Gay Days mỗi tháng sáu (bao gồm cả ở Walt Disney World gần đó), tổ chức lễ diễu hành niềm tự hào đồng tính mỗi tháng mười, và là quê nhà của Ủy viên thành phố công khai đồng tính đầu tiên ở Florida, Patty Sheehan.

 
Bản đồ phân bố chủng tộc ở Orlando theo Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010. Mỗi chấm tương ứng với 25 người: Da trắng, Da màu, Châu Á, Hispanic hoặc Khác (màu vàng)

Ngôn ngữ

Tính tới năm 2000, 75,43% cư dân dùng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ. 16,60% dùng tiếng Tây Ban Nha, 1,93% dùng tiếng Haiti, 1,33% dùng tiếng Pháp, 0,99% dùng tiếng Bồ Đào Nha, và 0,54% dùng tiếng Ả Rập làm tiếng mẹ đẻ. Tổng cộng có 24,56% dân số trên 5 tuổi nói một thứ tiếng không phải tiếng Anh ở nhà.

Theo Khảo sát Cộng đồng Hoa Kỳ giai đoạn 2006–2008, 69,3% dân số Orlando trên 5 tuổi chỉ nói tiếng Anh ở nhà. Người nói tiếng Tây Ban Nha chiếm 19,2% dân số Orlando. Những người nói các thứ tiếng Ấn Âu chiếm tổng cộng 9,0% dân số thành phố. 1,9% dân số nói một thứ tiếng châu Á nào đó và 0,6% còn lại nói những thứ tiếng khác.

Vùng Thống kê Đô thị

Orlando là thành phố trung tâm của Vùng Thống kê Đô thị Orlando-Kissimmee, Florida, hay còn gọi là "Vùng đô thị Orlando" hay "Đại Orlando". Khu vực này bao gồm bốn quận (Cam, Osceola, SeminoleLake), và là vùng đô thị lớn thứ 24 tại Hoa Kỳ với số dân ước đạt 2.387.138 năm 2016.[4]

Khi vùng thống kê kết hợp được lập ra năm 2000, Orlando ban đầu được kết hợp với vùng thống kê tiểu đô thị The Villages, Florida để tạo thành vùng thống kê kết hợp Orlando-The Villages, Florida. Năm 2006, các khu vực đô thị của Deltona (quận Volusia) và Palm Coast (quận Flagler) được gom vào để tạo thành Vùng thống kê kết hợp Orlando-Deltona-Daytona Beach, Florida.[29] Vùng thống kê này có dân số 2.693.552 người vào năm 2007 và bao gồm ba trong 25 quận có tốc độ phát triển nhanh nhất nước — Flagler xếp hạng 1; Osceola hạng 17; và Lake hạng 23.[30]

Giáo dục

Giáo dục bậc tiểu học và trung học công lập được quản lý bởi Hệ thống Trường Công lập Quận Cam (Orange County Public Schools). Một số trường tư thục bao gồm Học viện Orlando Lutheran, Học viện Forest Lake, Học viện The First, Trường Dự bị Trinity, Trường Dự bị Lake Highland, Trường Trung học Bishop Moore và  Trường Dự bị Đạo Cơ đốc Orlando.

Các cơ sở giáo dục sau trung học

Đại học công lập
Cao đẳng cộng đồng
  • Cao đẳng Valencia
  • Cao đẳng Seminole của Florida
Cao đẳng, đại học tư nhân và các cơ sở giáo dục khác
  • Đại học Khoa học Sức khỏe Cơ đốc Phục lâm, cơ sở chính
  • Hê thống Đại học Ana G. Mendez, cơ sở Orlando
  • Cao đẳng Anthem, cơ sở Orlando
  • Chủng viện Thần học Asbury, cơ sở Orlando
  • Đại học Belhaven, cơ sở Orlando
  • Cao đẳng Columbia, cơ sở Orlando
  • Trường Phát thanh Connecticut, cơ sở Orlando
  • Đại học DeVry, cơ sở Orlando
  • Trường Luật Dwayne O. Andreas, Viện Đại học Barry
  • Đại học Everest, Orlando campus
  • Học viện Công nghệ Florida, Orlando campus
  • Đại học Full Sail (ở Winter Park)
  • Cao đẳng Herzing (ở Winter Park)
  • Đại học Quốc tế Vedic Hindu
  • Học viện Thiết kế & Công nghệ Quốc tế – Orlando
  • Học viện Kỹ thuật ITT, cơ sở Lake Mary
  • Đại học Keiser, cơ sở Orlando
  • Cao đẳng Nghệ thuật Ẩm thực Le Cordon Bleu, cơ sở Orlando
  • Cao đẳng McBurney, cơ sở Orlando
  • Đại học Đông Nam Nova, cơ sở Orlando
  • Đại học Palm Beach Atlantic, cơ sở Orlando
  • Chủng viện Thần học Cải cách, cơ sở Orlando
  • Khoa Điều dưỡng Đại học Remington (tại Lake Mary)
  • Cao đẳng Rollins (ở Winter Park)
  • Cao đẳng Kỹ thuật Miền Nam
  • Đại học Strayer, cơ sở Orlando
Trường bồi dưỡng

Trường Orlando Hoshuko, một trường bồi dưỡng cuối tuần cho học sinh Nhật Bản, được tổ chức tại Trường Dự bị Lake Highland.[31]

Kinh tế

Orlando là trung tâm của vùng đô thị Orlando-Kissimmee-Sanford có nền kinh tế lớn thứ ba tại Florida và thứ 31 tại Mỹ. Khu vực này chiếm 13,6% GDP của tiểu bang Florida, đạt 126,8 tỷ USD với GDP bình quân đầu người là 45.783 USD một năm vào năm 2016.[32]

Công nghiệp

Orlando là một trung tâm công nghiệp và công nghệ cao. Vùng đô thị có nền công nghiệp công nghệ trị giá 13,4 tỷ USD và tuyển dụng 53.000 người, và là một trung tâm về truyền thông số, công nghệ nông nghiệp, hàng không, vũ trụ, và thiết kế phần mềm. Hơn 150 công ty quốc tế từ 20 quốc gia có cơ sở tại vùng đô thị Orlando.

Orlando có công viên nghiên cứu lớn thứ 7 đất nước, Công viên Nghiên cứu Miền Trung Florida, với hơn 4.15 km² diện tích. Đây là nhà của hơn 120 công ty, tuyển dụng hơn 8.500 người, và là một trung tâm của các chương trình mô phỏng và huấn luyện quân sự của đất nước. Vào cuối mỗi năm, Trung tâm Hội nghị Quận Cam tổ chức buổi hội thảo về mô hình và mô phỏng lớn nhất thế giới - Hội thảo Huấn luyện, Mô phỏng và Giáo dục Liên Ngành Dịch vụ/Giáo dục. Vùng đô thị Orlando là nơi nhận lệnh thực hiện các mô phỏng cho quân đội, hải quân, không quân, thủy quân lục chiếntuần duyên Hoa Kỳ.

Lockheed Martin có một cơ sở sản xuất lớn cho các thiết bị tên lửa, máy bay và các nghiên cứu công nghệ cao có liên quan. Những hãng kỹ thuật nổi bật khác có văn phòng hoặc phòng thí nghiệm ở vùng đô thị Orlando: KDF, General Dynamics, Harris, Mitsubishi Power Systems, Siemens, Veritas/Symantec, một số cơ sở của không lực, Phòng Hệ thống Huấn luyện Trung tâm Tác chiến Hàng không Hải quân, AT&T, Boeing, Hewlett-Packard, v.v. Trung tâm Huấn luyện Hải quân cho đến một vài năm trước là một trong hai nơi các kỹ sư hạt nhân được huấn luyện cho Hải quân Hoa Kỳ, nay phần đất đã được chuyển đổi thành một khu nhà đất của Baldwin Park. Một cơ số các tổ hợp văn phòng cho những công ty lớn đã mọc lên dọc hành lang Interstate 4 phía bắc ở Orlando, đặc biệt ở Maitland, Lake Mary, và Heathrow.

Orlando có vị trí đủ gần với Căn cứ Không quân Patrick, Trạm không quân Mũi Canaveral, và Trung tâm Vũ trụ Kennedy để cư dân có thể di chuyến tới chỗ làm từ ngoại ô thành phố. Nó cũng cho phép việc tiếp cận dễ dàng tới Cảng Caneveral, một ga tàu du lịch.

Orlando là đại bản doanh của Darden Restaurants, công ty mẹ của Olive Garden và LongHorn Steakhouse, và là nhà khai thác nhà hàng lớn nhất thế giới bởi doanh thu. Tháng chín năm 2009, họ chuyển đến một trụ sở và cơ sở phân phối trung tâm mới.

Phim ảnh, truyền hình, và giải trí

Một khu vực kinh tế quan trọng khác là ngành công nghiệp phim ảnh, truyền hình, và trò chơi điện tử, được hỗ trợ bởi sự hiện diện của Universal Studios, Disney's Hollywood Studios, Đại học Full Sail, Đại học Nghệ thuật và Nhân văn, Viện Đại học Central Florida, Học viện Giải trí Tương tác Florida, và một số công ty và cơ sở giáo dục về giải trí khác. Ngành công nghiệp mô hình, mô phỏng, và huấn luyện cũng đặt trọng tâm ở khu vực Orlando, với một sự hiện diện khá mạnh ở Công viên Nghiên cứu Miền Trung Florida gần Đại học Central Florida (UCF). Ở Maitland gần đó là nhà của Tiburon, một chi nhánh của công ty trò chơi điện tử Electronic Arts. Tiburon Entertainment được EA mua lại vào năm 1998 sau nhiều năm hợp tác, đặc biệt là trong series trò chơi điện tử Madden NFL và NCAA Football. Đại học Full Sail gần đó, nằm ở Winter Park, thu hút nhiều sinh viên ở khu vực theo học các ngành như thiết kế trò chơi, phim ảnh, sản xuất chương trình. Những sinh viên tốt nghiệp cho ra đời những start-up trong những ngành này ở khu vực Orlando. Đại bản doanh của Ripley Entertainment Inc. cũng được đặt tại Orlando.

Chăm sóc sức khỏe

Orlando có hai hệ thống bệnh viện không vì lợi nhuận: Orlando Health và Bệnh viện Florida. Trung tâm Y tế Khu vực Orlando của Orlando Health là nơi đặt trung tâm chấn thương Cấp I duy nhất ở miền trung Florida, và Bệnh viện Winnie Palmer cho Phụ nữ và Trẻ em cùng với Bệnh viện Florida Orlando có những đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt Cấp III duy nhất ở khu vực. Sự hoàn thành của Đại học Y dược thuộc Viện Đại học Central Florida, Bệnh viện cho Cựu chiến binh và Bệnh viện Nhi đồng Nemours tại quận y tế mới của thành phố ở quanh hồ Nona cũng góp phần vào sự phát triển của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Orlando.

Nhà ở và việc làm

Trải qua lịch sử, tỉ lệ thất nghiệp của vùng đô thị Orlando khá thấp, với kết quả là một sự tăng trưởng dẫn đến bành trướng đô thị ở khu vực lân cận và, kết hợp với bong bóng nhà đất Hoa Kỳ, sự tăng giá nhà ở. Tỉ lệ thất nghiệp của vùng đô thị Orlando vào tháng 6 năm 2017 là 3,9%, thấp hơn so với mức 4,5% của toàn Hoa Kỳ vào cùng thời điểm.[33] Giá nhà ở Đại Orlando tăng 37,08% trong một năm, từ mức trung vị $182.300 vào tháng 11 năm 2004 lên $249.900 vào tháng 11 năm 2005, và cuối cùng lên đỉnh điểm vào tháng 7 năm 2007 ở mức $264.436. Từ đó, với cuộc khủng hoảng tài chính, giá nhà lao dốc, với mức trung vị giảm xuống dưới $100.000 vào năm 2010 trước khi ổn định ở mức $110.000 vào năm 2011. Tính tới tháng 4 năm 2017, mức trung vị về giá nhà là $210.000.[34]

Du lịch

Một động lực phát triển kinh tế chính ở Orlando chính là ngành công nghiệp du lịch. Thành phố là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu thế giới. Được mệnh danh là "Thủ đô công viên giải trí của thế giới", Orlando là nhà của Walt Disney World Resort, Universal Orlando Resort, và SeaWorld Orlando. Hơn 68 triệu người đã đến khu vực Orlando vào năm 2016.[35]

Orlando sở hữu 6 trong 10 công viên giải trí được ghé thăm nhiều nhất thế giới, cùng 4 công viên nước được ghé thăm nhiều nhất Hoa Kỳ.[36] Walt Disney World resort là địa điểm tham quan lớn nhất với nhiều công viên con như Magic Kingdom, Epcot, Disney's Hollywood Studios, Disney's Animal Kingdom, Typhoon Lagoon, Blizzard Beach và Disney Springs. SeaWorld Orlando là một công viên lớn chuyên triển lãm nhiều động vật dưới nước, bên cạnh một công viên giải trí có tàu lượn và công viên nước. Nó cũng có hia công viên con gồm Aquatica Orlando và Discovery Cove. Universal Orlando, giống như Walt Disney World, là một resort có nhiều công viên con bao gồm Universal Studios Florida, Islands of Adventure, Volcano Bay, và Universal CityWalk. Các địa danh du lịch Orlando cũng thu hút nhiều người địa phương muốn đi chơi không quá xa nhà.

Các buổi hội thảo cũng rất quan trọng đối với kinh tế khu vực. Trung tâm Hội nghị Quận Cam, được mở rộng năm 2004 lên hơn 200.000 m² không gian triển lãm, nay là tổ hợp hội nghị lớn thứ hai về diện tích ở Hoa Kỳ, chỉ kém McCormick Place ở Chicago. Thành phố cạnh tranh với Chicago và Las Vegas trong việc đón nhiều người tham dự hội thảo nhất tại Mỹ.[37]

Golf

Có nhiều sân golf có thể được tìm thấy ở thành phố. Nổi bật nhất là Bay Hill Club and Lodge, sân nhà của giải golf Arnold Palmer Invitational.

Văn hóa

Giải trí và nghệ thuật

Thị trường nhạc hip hop, metal, rock, reggae và Latin hoạt động mạnh tại thành phố. Orlando từng được biết đến là "Hollywood phía đông" bởi một số các trường quay hiện diện tại đây. Việc sản xuất các bộ phim điện ảnh tại đây khá sôi nổi vào giữa và cuối thập niên 1990 nhưng đã chậm lại sau đó. Khoảnh khắc làm phim nổi tiếng nhất trong lịch sử thành phố có lẽ là việc giật sập tòa thị chính cũ của Orlando cho bộ phim Lethal Weapon 3. Ngày nay, Orlando là một trung tâm sản xuất lớn cho các chương trình truyền hình, băng đĩa và quảng cáo.

Cho tới gần đây, Walt Disney Feature Animation vận hành một xưởng phim ở Disney's Hollywood Studios tại Walt Disney World Resort. Feature Animation-Florida phụ trách chính cho các bộ phim Hoa Mộc Lan, Lilo & Stitch, giai đoạn đầu của Brother Bear và đóng góp cho một số dự án khác. Các trường quay tại Universal Studios Florida là nơi tổ chức chương trình GFW Impact!. Nickelodeon Studios xuyên suốt thập niên 1990 đã sản xuất hàng trăm giờ các chương trình gameshow cho thiếu nhi nhưng nay đã chuyển hoạt động ra khỏi Universal Studios Florida. Liên hoan phim Florida được tổ chức tại các địa điểm quanh khu vực là một trong những liên hoan phim tầm khu vực có tiếng trong nước và thu hút nhiều nhà làm phim từ khắp nơi trên thế giới.

Truyền thông

Truyền hình

Orlando là trung tâm của thị trường truyền thông lớn thứ 18 Hoa Kỳ dựa theo công ty Nghiên cứu Truyền thông Nielsen vào mùa truyền hình 2016-2017.[38] Các kênh liên kết với ba mạng lưới truyền hình lớn nhất ở thành phố là WKMG-TV 6 (CBS), WFTV 9 (ABC), và WOFL 35 do FOX sở hữu và khai thác. WFTV và WOFL cũng vạn hành một số kênh khác ở Orlando: WFTV vận hành kênh WRDP 27 độc lập còn WOFL vận hành kênh WRBW 65 do MyNetworkTV sở hữu và khai thác. Kênh liên kết với NBC của thị trường, WESH 2, được cấp phép cho khu vực Daytona Beach và cũng sở hữu và vận hành kênh WKCF 18 liên kết với CW; cả hai kênh đều được vận hành từ các phòng thu đặt tại Eatonville.

Thành phố cũng được phục vụ bởi ba kênh công cộng: WUCF-TV 24, kênh thành viên PBS tại thị trường vận hành bởi Đại học Central Florida, và hai kênh độc lập: WDSC-TV 15 của Cao đẳng Daytona ở New Smyrna Beach và kênh WEFS 68 của Cao đẳng Miền Đông Florida ở Cocoa.

Có bốn kênh tiếng Tây Ban Nha được cấp phép ở Orlando gồm WOTF-DT 43 do UniMás sở hữu và vận hành, WTMO-CD 31 liên kết với Telemundo. Kênh WVEN-TV 26, vận hành bởi WOTF-DT qua một hợp đồng tiếp thị địa phương, là kênh liên kết với Univision đặt tại Daytona Beach. Một số kênh tiếng Anh cũng có vài kênh phụ bằng tiếng Tây Ban Nha.

Hệ thống truyền hình cáp của thành phố được chạy bởi Bright House Networks. Công ty này sau khi sáp nhập với Charter vào năm 2016 nay đuơc gọi là Spectrum. Spectrum vận hành News 13, một kênh tin tức khu vực 24/7 độc quyền trên truyền hình cáp với các tin tức của vùng miền Trung Florida bao gồm cả Orlando.

Phát thanh

Có 25 kênh AM và 28 kênh FM phát sóng ở khu vực Orlando. Một số công ty phát thanh lớn nhất nước có sự hiện diện tại đây, bao gồm iHeart Media, Cox Communications và CBS Radio. Một trong những kênh phát thanh Internet nổi bật nhất nước, D100 Radio, được thành lập ở Orlando.

Báo chí

Tờ báo chính của Orlando, tờ Orlando Sentinel, là tờ báo có lượng lưu hành cao thứ hai ở Florida. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của tờ Sentinel, tờ El Sentinel, là tờ báo tiếng Tây Ban Nha lớn nhất ở Florida.

Orlando cũng đuơc phục vụ bởi những tờ báo sau:

  • Orlando Business Journal
  • Orlando Weekly

Thể thao

Các đội thể thao chuyên nghiệp
Câu lạc bộMôn thể thaoGiảiĐịa điểmLượng khán giả

trung bình

Thành

lập

Danh

hiệu

Orlando City SCBóng đáMLSSân vận động Thành phố Orlando32.84720150
Orlando PrideBóng đáNWSLSân vận động Thành phố OrlandoN/A20160
Orlando MagicBóng rổNBAAmway Center16.78519890
Orlando Solar Bears[39]Hockey trên băngECHLAmway Center6.20920120
Florida Fire FrogsBóng chàyFSLSân vận động Quận Osceola1.30819940
Orlando AnarchyBóng bầu dụcWFATrường Dự bị Trinity20100

Orlando là sân nhà của hai đội thể thao chuyên nghiệp chơi ở cấp Major League: đội Orlando Magic ở National Basketball Association (NBA), và Orlando City SC ở giải Major League Soccer (MLS). Hai đội khác của Orlando hiện đang chơi ở cấp Minor League là Orlando Anarchy thuộc Women's Football Alliance và đội hockey trên băng Orlando Solar Bears ở giải ECHL. Orlando cũng có đội tuyển thể thao sinh viên UCF Knights của trường Đại học Central Florida tham gia giải Hạng I của Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia Hoa Kỳ (National Collegiate Athletics Association - NCAA) dưới tư cách thành viên của American Athletic Conference (the American). Đội Orlando Solar Bears gốc từng là một phần của International Hockey League thắng Cúp Turner vào năm 2001 trước khi giải này bị giải tán. Từ 1991 tới 2016, thành phố là sân nhà của đội bóng bầu dục trong nhà Orlando Predators ở giải Arena Football League. Năm 2016, đội Orlando Pride bắt đầu chơi ở Giải Vô địch Bóng đá nữ Quốc gia của Mỹ và chia sẻ sân nhà Sân vận động Thành phố Orlando với Orlando City SC. Các đội thể thao của Orlando đã mang về nhiều thành tích như hai lần thắng trận Arena Bowl (1998, 2000), hai danh hiệu ở môn hockey trên băng, ba danh hiệu ở giải bóng chày Minor League và hai danh hiệu trong môn bóng đá.

Thành phố đã hai lần đăng cai các trận bóng rổ NBA All-Star: vào năm 1992 tại Nhà thi đấu Orlando cũ, và năm 2012 tại Amway Center. Amway Center cũng là nơi tổ chức trận ECHL All-Star năm 2015. Sân vận động Camping World (trước đây mang tên Sân vận động Citrus Bowl) tại đây là nơi từng đăng cai một số trận đấu bóng đá thuộc FIFA World Cup 1994 cũng như Thế vận hội Mùa hè 1996.

Giải Community Effort Orlando (CEO) là giải đấu cho các trò chơi điện tử đối kháng lớn thứ hai đất nước. Kể từ khi ra đời vào năm 2010, giải này đã phát triển mạnh và đến năm 2016 đã thu hút 4.000 người tham dự từ 25 quốc gia.[40][41]

Chính quyền

Orlando được quản lý bởi một chính quyền thị trưởng-hội đồng với một thị trưởng được bầu từ một cuộc bầu cử toàn thành phố và các thành viên trong hội đồng thành phố được bầu từ các quận; mỗi nhiệm kỳ kéo dài bốn năm. Thị trưởng hiện tại của Orlando là Buddy Dyer. Các ủy viên trong hội đồng thành phố bao gồm:

  • Quận 1: Jim Gray
  • Quận 2: Tony Ortiz
  • Quận 3: Robert F. Stuart
  • Quận 4: Patty Sheehan
  • Quận 5: Regina Hill
  • Quận 6: Samuel Ings

Giao thông vận tải

Orlando sử dụng hệ thống xe buýt Lynx cũng như dịch vụ buýt ở khu trung tâm gọi là Lymmo. Orlando và các khu vực lân cận được phục vụ bởi tuyến đường sắt ngoại ô SunRail, bắt đầu hoạt động từ 2014.

Sân bay

Đường bộ

Giống với các thành phố lớn khác, Orlando cũng gặp vấn đề về kẹt xe hàng ngày, đặc biệt là khi di chuyển từ vùng ngoại ô phía bắc thuộc quận Seminole hay từ vùng ngoại ô phía đông thuộc quận Cam tới khu trung tâm. Lượng lưu thông cao cũng thường gặp với khu vực du lịch ở phía nam khu trung tâm. Giờ cao điểm thường là buổi sáng (sau 7 giờ sáng) và buổi chiều (sau 4 giờ chiều) các ngày trong tuần. Có nhiều nguồn báo tin giao thông sẵn có cho người tham gia giao thông như ứng dụng Tele-Traffic, tổng đài 5-1-1 (hệ thống tự động do Bộ Giao thông Florida cung cấp thông tin), trang web Florida 511, các bản tin giao thông trên radio và các bảng điện tử dọc các tuyến đường chủ chốt.

Các xa lộ quan trọng

  •   Interstate 4 (Xa lộ Liên tiểu bang 4) là tuyến xa lộ liên tiểu bang chủ chốt của Orlando. Orlando là thành phố lớn thứ hai được phục vụ bởi một tuyến xa lộ liên tiểu bang, đứng sau Austin, Texas, và là vùng đô thị lớn nhất ở Hoa Kỳ được phục vụ bởi chỉ một tuyến xa lộ liên tiểu bang. Xa lộ này bắt đầu từ Tampa, Florida và chạy về phía bắc dọc theo phần giữa của tiểu bang ngang qua Orlando, kết thúc ở Daytona Beach. Là một tuyết kết nối quan trọng với vùng ngoại ô, khu trung tâm, các địa điểm du lịch và hai bờ biển của Orlando, I-4 thường xuyên chịu lượng lưu thông lớn và việc tắc nghẽn giao thông. I-4 cũng được biết đến với tên khác là Đường Tiểu bang 400 (State Road 400)
  •   East-West Expressway (Cao tốc Đông-Tây / Toll 408) là tuyến cao tốc đông-tây quan trọng được quản lý bởi Central Florida Expressway Authority. Cao tốc này giao với I-4 ở trung tâm Orlando, cung cấp một huyết mạch chủ chốt nối kết dân cư của các vùng ngoại ô phía đông và phía tây bao gồm Đại học Central Florida và khu vực Waterford Lakes. Cao tốc này cũng giao với Central Florida Greeneway (Toll 417) và Florida's Turnpike. Tới cuối 2006, nút giao I-4/408 đã gần hoàn tất việc nâng cấp với việc xây dựng nhiều cầu vượt và đường nối để giải tỏa lượng lưu thông lớn. Các phần công việc còn lại gồm việc mở rộng làn, xây dựng các trạm thu phí và tường chắn âm.
  •   Beachline Expressway (Cao tốc Beachline / Toll 528) cung cấp đường liên kết chủ chốt tới Sân bay quốc tế Orlando và có vai trò là cửa ngõ tới vùng bờ biển Đại Tây Dương, đặc biệt là Cocoa Beach và Mũi Canaveral.
  •   Central Florida Greenway (Toll 417) là đường cao tốc quan trọng cho phía đông Orlando, quản lý bởi Central Florida Expressway Authority và có vai trò là vành đai phía đông của Orlando. Cao tốc này giao với East-West Expressway (Toll 408), Beachline Expressway (Toll 528); nó bắt đầu và kết thúc trên đường I-4.
  •   Daniel Webster Western Beltway (Đường vành đai phía tây Daniel Webster / Toll 429) là đường vành đai phía tây của Orlando. Cao tốc này như là một cổng sau để tới Walt Disney World từ vùng ngoại ô phía bắc của Orlando bao gồm Apopka thông qua Florida's Turnpike.
  •   John Land Apopka Expressway (Cao tốc John Land Apopka / Toll 414) một đường trả phí từ đông sang tây mới phục vụ vùng phía bắc Orlando. Giai đoạn I được mở vào 14 tháng 2 năm 2009 và trải dài từ Quốc lộ 441 tới SR 429. Giai đoạn II sẽ nối SR 429 tới Quốc lộ 441 cách nút giao SR 429 vài cây số về phía tây.
  •   Florida's Turnpike (Toll 91) là một xa lộ quan trọng kết nối phía bắc Florida với Orlando và kết thúc ở Miami.

Đường sắt

 
Hê thống đường sắt khu vực Orlando.

Khu vực Orlando được phục vụ bởi một tuyến đường sắt. Tuyến này, nay được biết đến với tên Hành lang Đường sắt Miền Trung Florida (Central Florida Rail Corridor - CFRC), từng được biết đến là tuyến "A" (trước đây là tuyến chính của Tuyến đường sắt bờ biển Đại Tây Dương). Con đường sắt này đã được mua lại từ CSX Transportation bởi bang Florida vào năm 2013 và nay được sử dụng bởi SunRail, hệ thống đường sắt ngoại ô của miền trung Florida. Một số tuyến hàng hóa vẫn tồn tại, nay được khai thác bởi Florida Central Railroad. Dịch vụ hành khách Amtrak hiện nay chạy theo tuyến CFRC.

Đường sắt ngoại ô

Năm 2005, nguồn vốn từ liên bang và tiểu bang đã được chấp thuận cho việc thành lập SunRail, một dịch vụ đường sắt ngoại ô, khai thác tuyến đường sắt CSX "A" cũ giữa DeLand và Poinciana, đi ngang qua khu vực trung tâm những vùng dân cư đô thị lân cận dọc tuyến đường sắt. Dịch vụ này được mong đợi sẽ giảm tải lượng lưu thông trên hành lang I-4, đặc biệt là giữa khu trung tâm Orlando và các khu dân cư ngoại ô ở quận Seminole và Volusia. Nguồn vốn liên bang và tiểu bang đáp ứng 80% chi phí 400 triệu USD cần thiết để sửa chữa và xây dựng các nhà ga dọc tuyến đường sắt. Các quận có liên quan chấp thuận việc tương đáp vốn vào năm 2007 và dự án được mong đợi sẽ đi vào hoạt động năm 2011. Tuy nhiên, dự án sau đó bị bác bỏ bởi Thượng viện Tiểu bang Florida vào năm 2008 và một lần nữa vào năm 2009 do một điều khoản bổ sung mà sẽ phải chấp thuận thêm 200 triệu USD tiền bảo hiểm cho hệ thống. Dù nhiều người lo ngại dự án sẽ bị hủy bỏ, việc kéo dài hạn chót hoàn thành kết hợp với sự sắp xếp một hợp đồng bảo hiểm với CSX tạo ra hy vọng rằng SunRail rốt cuộc cũng sẽ được hoàn thành. Trong một cuộc họp đặc biệt vào tháng 12 năm 2009, Nghị viện Florida chấp thuận tuyến đường sắt ngoại ô cho Florida, đồng thời cũng cho phép việc cấp vốn liên bang cho đường sắt tốc độ cao. SunRail đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2014. Giai đoạn I của dự án chạy từ DeBary tới đường Sand Lake ở Nam Orlando. Giai đoạn II của dự án sẽ kết nối DeBary tới DeLand về phía bắc cũng như kết nối trạm dừng đường Sand Lake xuống Poinciana về phía nam; dự kiến được hoàn thành vào hè 2018.[42]

Đường sắt cao tốc

Ngày 28 tháng 1 năm 2010, tổng thống Barack Obama cho biết Florida sẽ nhận 1,25 tỷ USD cho việc xây dựng một hệ thống đường sắt cao tốc toàn tiểu bang với Orlando là trạm trung tâm. Giai đoạn đầu tiên sẽ kết nối Orlando với Tampa và hy vọng hoàn thành vào năm 2014. Giai đoạn tiếp theo sẽ kết nối Orlando với Miami.[43] Dự án sau đó bị hủy bỏ bởi thống đốc bang Rick Scott vào năm 2011 và đến ngày 4 tháng 3 năm 2011, Tòa án Tối cao Florida nhất trí từ chối yêu cầu của hai thượng nghị sĩ bang bắt buộc Scott phải nhận vốn liên bang cho dự án.

Một sáng kiến tư nhân mang tên All Aboard Florida (nay được biết đến là Brightline) được công bố vào tháng 3 năm 2012 với hy vọng kết nối Orlando tới Miami và Nam Florida. Việc xây dựng được bắt đầu từ năm 2014. Tháng 1 năm 2018. Brightline bắt đầu phục vụ chuyên chở giữa West Palm BeachFort Lauderdale, nhà ga Miami dự kiến được bổ sung vào tuyến vào quý I năm 2018. Nhà ga Orlando được đặt tại nhà ga Liên phương tiệnSân bay quốc tế Orlando và dự kiến được đưa vào tuyến vào năm 2020.[44]

Xe buýt

Lynx cung cấp dịch vụ trung chuyển địa phương phủ khắp các quận: CamSeminoleOsceola, Polk, và Volusia. Lynx cũng khai thác thương hiệu Lymmo, một tuyến buýt miễn phí kết nối khu trung tâm Orlando với trạm buýt chính cũng như các bãi đỗ xe lớn.

Greyhound Lines cung cấp dịch vụ xe buýt liên thành phố từ Orlando tới nhiều địa điểm khắp đất nước. Trạm Greyhound Orlando được đặt tại phía tây khu trung tâm Orlando.

Taxi

Orlando được phục vụ bởi một số các hãng taxi tư nhân. Taxi có thể được gọi thường xuyên ở khu trung tâm Orlando, xung quanh Amway Center, Trung tâm Hội nghị quận Cam, và tất cả những khu vui chơi giải trí như Walt Disney World hay Universal Studios). Những dịch vụ taxi dựa trên ứng dụng điện thoại (app-based taxi service hay còn gọi là rideshare - đi chung xe) là Uber và Lyft cũng có mặt tại thành phố. Do nhiều khiếu nại từ phía dịch vụ taxi truyền thống, chính quyền thành phố đã ban hành các chính sách chặt chẽ quy định hoạt động dịch vụ đi chung xe để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa hai loại dịch vụ taxi.[45][46]

Nhân vật nổi bật

Thành phố kết nghĩa

Orlando có chín thành phố kết nghĩa được liệt kê bởi Văn phòng Quan hệ Quốc tế Thành phố Orlando.

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ “Annual Estimates of the population for the Incorporated Places Over 100,000” (XLS). US Census Bureau. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ “Annual Estimates of the Population of Metropolitan and Micropolitan Statistical Areas:ngày 1 tháng 4 năm 2000 to ngày 1 tháng 7 năm 2009”. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2010.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Population and Housing Unit Estimates”. census.gov. Cục Thống kê Hoa Kỳ. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ a b Brinkmann, Paul (24 tháng 3 năm 2016). “New stats show Orlando grew faster than 30 biggest metros”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ Dineen, Caitlin (9 tháng 4 năm 2015). “Orlando breaks visitation record in 2014”. Orlando Sentinel. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “For Nearly Half of America, Grass Is Greener Somewhere Else; Denver Tops List of Favorite Cities | Pew Research Center's Social & Demographic Trends Project”. Pewresearch.org. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ a b “Fort Gatlin established”. myfloridahistory.org. Florida Historical Society. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ Wallace Dickinson, Joy (6 tháng 7 năm 2003). “Giant Council Oak Is Gone, But Its Presence Is Felt”. orlandosentinel.com. The Orlando Sentinel. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.
  9. ^ Dickinson, Joy Wallace (2003). Orlando: city of dreams. Charleston, South Carolina: Arcadia Pub. tr. 21–22. ISBN 0-7385-2442-5.
  10. ^ a b c Andrews, Mark (7 tháng 5 năm 2000). “Site's Key To Orlando History: Fort Gatlin”. orlandosentinel.com. The Orlando Sentinel. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ a b c d e f g h i j k Andrews, Mark (18 tháng 1 năm 1998). “Legendary Orlando Reeves Was A Remarkable Man - Or Was He?”. orlandosentinel.com. Orlando Sentinel. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017. Chú thích có tham số trống không rõ: |6= (trợ giúp)
  12. ^ Orlando's First Settler, Aaron Jernigan Truy cập 26/7/2017.
  13. ^ [1] Lưu trữ tháng 3 14, 2014 tại Wayback Machine
  14. ^ “10 Best Hotels in Orlando for AARP Members in 2017”. AARP Travel Center. Expedia. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2017.
  15. ^ Doornbos, Caitlin (23 tháng 9 năm 2016). “Transcripts of 911 calls reveal Pulse shooter's terrorist motives”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017.
  16. ^ Weiner, Jeff; Lotan, Gal (5 tháng 12 năm 2016). “Pulse nightclub owner says she won't sell to city”. orlandosentinel.com. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2017.
  17. ^ a b “Orlando | Buildings”. Emporis. Emporis GMBH. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.
  18. ^ “The Peabody Orlando Expansion Tower”. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.
  19. ^ a b “NOWData - NOAA Online Weather Data”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.
  20. ^ Snow falls in central Florida as state endures unusual Nov. cold snap USA Today; Lưu trữ 23 tháng 5 năm 2012
  21. ^ Florida cold spell brings flurries to Orlando The Washington Post; Lưu trữ 23 tháng 5 năm 2012
  22. ^ “Pepsi 400 Postponed By Fires – Sun Sentinel”. Articles.sun-sentinel.com. 3 tháng 7 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2017.
  23. ^ “Population and Housing Unit Estimates”. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  24. ^ “Census Of Population And Housing”. U.S. Census Bureau. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2008.
  25. ^ “Census 2010 News | U.S. Census Bureau Delivers Florida's 2010 Census Population Totals, Including First Look at Race and Hispanic Origin Data for Legislative Redistricting”. 2010.census.gov. 17 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2012.
  26. ^ “Annual Estimates of the Resident Population: April 1, 2010 to July 1, 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2013.
  27. ^ Bureau, U.S. Census. “American FactFinder – Results”. factfinder.census.gov (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  28. ^ “Puerto Ricans Gain Political Clout In Florida”. NPR. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2017.
  29. ^ [2] Lưu trữ tháng 8 25, 2009 tại Wayback Machine
  30. ^ [3]
  31. ^ "地図 Lưu trữ 2015-02-16 tại Wayback Machine." Orlando Hoshuko. Lưu trữ vào 16 tháng 2 năm 2015. "住所:901 Highland Ave. Orlando, Florida 32803 "
  32. ^ “Regional Data - GDP & Personal Income”. U.S. Bureau of Economic Analysis. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  33. ^ “Orlando Area Economic Summary” (PDF). U.S. Bureau of Labor Statistics. 2 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  34. ^ “Housing Trends Summary - 2017 Statistics at a glance” (PDF). Orlando Regional Realtor Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  35. ^ Pedicini, Sandra (11 tháng 5 năm 2017). “Visit Orlando: Record 68 million people visited last year”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  36. ^ “TEA/AECOM 2016 Theme Index and Museum Index: The Global Attractions Attendance Report” (PDF). Themed Entertainment Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  37. ^ Velotta, Richard N. (17 tháng 5 năm 2016). “Las Vegas slips behind Orlando, Chicago for hosting trade shows, according to new ranking”. Las Vegas Review-Journal. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.
  38. ^ “Local Television Market Universe Estimates” (PDF). The Nielsen Company. 24 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2017.
  39. ^ "ECHL Attendance Down 2%; Ontario (CA) Reign Lead In Final Season With League", May 12, 2015.
  40. ^ Richardson, Matthew (1 tháng 6 năm 2016). “3 new things coming to Orlando's biggest video game tournament”. Orlando Business Journal.
  41. ^ Alphonse, Craig (23 tháng 6 năm 2016). “Community Effort Orlando is What it Sounds Like”. Red Bull.
  42. ^ “Phase 2 Expansion”. SunRail. Bộ Giao thông Vận tải Florida. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017.
  43. ^ Hinman, Michael (28 tháng 1 năm 2010). “High-speed rail details show 16 Tampa-Orlando round trips”. Orlando Business Journal. American City Business Journals. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017.
  44. ^ Rodriguez, Rene. “The massive station is rising. But the train service is not quite ready to roll”. Miami Herald. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2018.
  45. ^ Lehman, Mark (21 tháng 6 năm 2017). “Uber, Lyft will soon be able to pick up Orlando airport passengers”. ClickOrlando.com. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017.
  46. ^ Schlueb, Mark (15 tháng 12 năm 2014). “Orlando bends, approves new rules for Uber and Lyft”. Orlando Sentinel. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2017.

Liên kết