Đơn vị hành chính tự trị của Trung Quốc

Tương tự như mô hình của Liên Xô cũ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng lập ra các khu tự trị dành cho một số khu vực có quan hệ với một hoặc một số dân tộc thiểu số. Các khu vực này được Hiến pháp Trung Quốc công nhận và trên danh nghĩa có một số quyền mà các đơn vị hành chính tương đồng khác không có. Tuy nhiên mức độ tự trị trên thực tế được cho là thấp[1]

Các khu vực có quy chế tự trị tại Trung Quốc (màu xanh) lá cây.

Trong hệ thống Phân cấp hành chính Trung Quốc, có 3 cấp hành chính tự trị:

CấpLoạiTiếng TrungBính âmCon số
Tỉnh (1)  Khu tự trị自治区zìzhìqū5
châu (2)  Châu tự trị自治州zìzhìzhōu30
huyện (3)  Huyện tự trị自治县zìzhìxiàn117
Kỳ tự trị自治旗zìzhìqí3

Mặc dù không có tên gọi tự trị, một vài đơn vị hành chính cấp ba như quận và huyện cũng được hưởng một số quyền tự trị. Ở cấp hành chính thứ tư, cấp ("trấn"), 1 tô mộc dân tộc (của người Evenk) và 270 hương dân tộc cũng tồn tại, nhưng không có nhiều quyền tự trị như các cấp lớn hơn.

Thuật ngữ

Các khu vực tự trị tại Trung Quốc được đặt tên theo tiếng Hán như sau:

  • tên của một khu vực địa lý;
  • tên của một hoặc các dân tộc thiểu số chiếm ưu thế;
  • từ "tự trị";
  • cấp tự trị.

Thí dụ:

LevelKhu vực địa lý+Dân tộc+"Tự trị"+Cấp hành chính=Kết quả
1Quảng TâyChoang tộcTự trịKhuQuảng Tây Choang tộc Tự trị khu
2Đức HoànhThái tộc & Cảnh Pha tộcTự trịChâuĐức Hoành Thái tộc Cảnh Pha tộc Tự trị châu
3Thạch TrụThổ Gia tộcTự trịHuyênThạch Trụ Thổ Gia tộc Tự trị huyện
3EvenkNgạc Ôn Khắc tộcTự trìKỳEvenk Tự trị kỳ

Trong tên tiếng Hán của các khu vực tự trị, tên các dân tộc luôn đi cùng với hậu tố -族 ("tộc"), trừ một số trường hợp như: Tân Cương; hay tên dân tộc nhiều hơn một âm tiết. Một số khu vực tự trị có hơn một dân tộc chiếm ưu thế, và các dân tộc này đều được liệt kê trong tên của khư vực tự trị khiến cho tên chính thức trở nên dài. Thí dụ:

Tên đầy đủTên địa danhDân tộcCấp hành chính
Ân Thi Thổ Gia tộc Miêu tộc Tự trị châuÂn ThiThổ GiaH'MôngChâu tự trị
Song Giang Lạp Hỗ tộc Ngõa tộc Bố Lãng tộc Thái tộc Tự trị huyệnSong GiangLa Hủ, Va, BlangTháiHuyện tự trị
Long Lâm các tộc Tự trị huyệnLong LâmNhiều dân tộc (H'Mông, DiCờ Lao)Huyện tự trị

Một số ít các khu vực tự trị không theo cách đặt tên chuẩn, bởi tên dân tộc cũng bao gồm cả tên địa danh hay khu vực đó không có tên địa danh:

Tên đầy đủTên địa danhDân tộcHành chính
Khu tự trị Tây TạngTây Tạng(Tạng)Autonomous Region
Khu tự trị Nội Mông CổNội Mông Cổ(Mông Cổ)Khu tự trị
Huyện tự trị dân tộc Đông HươngĐông HươngHuyện tự trị
Kỳ tự trị EvenkEvenkKỳ tự trị
Kỳ tự trị OroqinOroqinKỳ tự trị

Nhân khẩu

Trong số năm khu tự trị, chỉ có Khu tự trị Tây Tạng là có một dân tộc chiếm đa số (>50%) là người Tạng. Dân tộc được chỉ định tại Tân Cương chiếm chưa quá bán (<50%) là người Uyghur, tuy nhiên một số nguồn thông tin của một số tổ chức cho rằng hiện người Hán chiếm quá bán tại Tân Cương. Ba khu tự trị còn lại có đa số cư dân là người Hán.

Lịch sử

Khu, châu, huyện và kỳ tự trị được thành lập sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền và học tập theo mô hình của Liên Xô. Đầu tiên, danh pháp của các khu vực tự trị này còn chưa thống nhất, và tên gọi khu tự trị xuất hiện cả ở cấp tỉnh, địa khu, huyện và hương. Cuối cùng tên gọi thống nhất như ngày nay.

Khu tự trị đầu tiên được thành lập là Nội Mông Cổ, được tổ chức trên các khu vực do đảng cộng sản kiểm soát vào năm 1947, hai năm trước khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tân Cương được chuyển đổi từ một tỉnh thành một khu tự trị vào năm 1955. Quảng TâyNinh Hạ vào năm 1957, và Khu tự trị Tây Tạng chính thức thành lập vào năm 1965.

Tham khảo

  1. ^ Justin J. Stein, "Taking the Deliberative Turn in China: International Law, Minority Rights, and the Case of Xinjiang," Journal of Public and International Affairs, Volume 14/Spring 2003: 13-14.