Tại sao Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất?

Người phụ nữ quyền lực được nhắc tới đó chính là Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Sau khi qua đời trong thời kỳ người cháu Khang Hi đang trị vì, vị Thái hoàng Thái hậu này đã để lại một di ngôn có nhiều điểm nghi vấn. Và chính di nguyện ấy đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến thi thể của bà không được chôn cất trong suốt 37 năm.

Tại sao Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất?

Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu (1613 – 1688), tên thật là Bố Mộc Bố Thái, có nghĩa là “Thiên giáng Quý nhân”. Tương truyền bà còn có Hán danh là Đại Ngọc Nhi, tuy nhiên thuyết này không rõ nguồn gốc. Bà là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, thân mẫu của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế và là tổ mẫu của Thanh Thánh Tổ Khang Hi Hoàng đế.

Bà xuất thân trong gia tộc Mông Cổ cao quý mang dòng dõi trực hệ của em trai Thành Cát Tư Hãn. Và bà được biết đến là “đệ nhất mỹ nhân của tộc Mãn – Mông”, tinh thông cả ba thứ tiếng Mãn, Mông, Hán. Với tài trí và khả năng chính trị của mình, bà được sử sách tôn vinh là người có sức ảnh hưởng và đóng góp to lớn trong việc ổn định trong buổi ban đầu khi lập quốc của triều đại nhà Thanh, giúp con trai bà Thuận Trị Đế ổn định ngai vàng khi còn quá nhỏ tuổi. Sau khi Thuận Trị Đế qua đời, bà dẫn dắt cháu của mình là Khang Hi Hoàng đế, giúp Khang Hi ổn định căn cơ và mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng là “Khang – Càn thịnh thế” sau này.

Tại sao Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất?

Mặc dù từng là người đứng sau của hai vị Hoàng đế là Thuận Trị và Khang Hi, nhưng Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu không lợi dụng cơ hội để chiếm quyền nhiếp chính mà chỉ âm thầm giúp nhà vua cân bằng các thế lực trong triều. Cũng bởi điều này mà bà thường được hình dung là một nhân vật có tính cách đối lập và sở hữu tài năng, nhân cách vượt xa Từ Hi Thái hậu – người bị cho là phải chịu trách nhiệm chính trong việc khiến vương triều Đại Thanh sụp đổ.

Dù đã từng được sử sách nhắc tới với nhiều lời tán dương, Hiếu Trang vẫn được biết tới là một trong số những phi tần bất hạnh nhất của lịch sử Đại Thanh. Bởi lẽ ngay cả khi sắp buông tay trần thế, bà cũng không muốn hợp táng với người chồng Hoàng Thái Cực của mình. Giả thiết này cũng không phải không có cơ sở, bởi theo chính sử Thanh triều, trước lúc Hiếu Trang qua đời, bà đã để lại dặn dò người cháu Khang Hi của mình với nội dung như sau: “Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta đã dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi”. Theo đó, Hiếu Trang đã lấy lý do không muốn kinh động đến Thái Tông để dặn dò cháu ruột không hợp táng bà với chồng mình. Cũng theo di nguyện của vị Thái hoàng Thái hậu ấy, bà muốn được an táng gần Hiếu lăng – tức nơi an nghỉ của con trai là Hoàng đế Thuận Trị. Chính lời trăn trối này đã khiến hậu thế không khỏi hoài nghi về tình cảm vợ chồng giữa Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực. Thế nhưng thực tế, di ngôn của bà không chỉ khiến người đời sau hoài nghi mà còn làm cho bản thân Khang Hi đế lúc bấy giờ cũng rất mực đau đầu và khó xử. Đây cũng là nguyên nhân khiến thi thể của Thái hoàng Thái hậu Hiếu Trang dù đã qua đời gần 40 năm vẫn chưa thể an táng vì chẳng tìm được nơi thích hợp.

Tại sao Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất?

Đối với Hoàng đế Khang Hi mà nói, tổ mẫu Hiếu Trang có thể xem là người mà ông tôn kính nhất, cũng là nhân vật để lại cho ông nhiều ảnh hưởng sâu sắc hơn cả. Khang Hi kế vị khi mới lên 4 sau cái chết đột ngột của người cha là Thuận Trị đế. Chỉ vài năm sau khi đăng cơ, thân mẫu của ông cũng buông tay trần thế. Trong bối cảnh đó, người đã một tay bồi dưỡng, chăm lo và dốc hết tâm sức cho vị Hoàng đế này chính là tổ mẫu Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu.

Vì người con Thuận Trị đế qua đời khi mới chỉ ngoài 20, cho nên khoảng thời gian mà vị Thái hoàng Thái hậu này chăm sóc cháu trai có lẽ còn gắn bó và lâu dài hơn so với con trai ruột của bà.

Nhìn lại mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, việc một vị Thái hoàng Thái hậu có thể toàn tâm toàn ý bồi dưỡng ra một đế vương ưu tú đã là chuyện khó. Cho nên tình cảm bà cháu sâu nặng như Hiếu Trang với Khang Hi lại càng được xem là vô cùng hiếm có.

Tháng 12 năm Khang Hi thứ 26 (1867), Thái hoàng Thái hậu lâm trọng bệnh nguy kịch. Nhà vua ngày đêm không rời, tận tay bồi thuốc, cũng tự mình đi bộ đến Thiên đàn, thỉnh cầu trời xanh giảm đi tuổi thọ của ông để tăng thêm tuổi thọ cho tổ mẫu. Chính sử ghi lại, Khang Hi đế khi đọc chúc văn, nước mắt liên tục chảy, vừa run vừa nói: “Thiết nghĩ không có tổ mẫu Thái hoàng Thái hậu, tuyệt không thể có đại nghiệp ngày hôm nay, cùng cực chi ân, suốt đời khó báo… Nếu đại tính hoặc nghèo, nguyện giảm thần linh, ký tăng Thái hoàng Thái hậu mấy năm tuổi thọ”.

Chỉ tiếc rằng chẳng bao lâu sau, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu đã qua đời ngay trong tháng 12 năm ấy, để lại cho Khang Hi một nỗi đau khó có thể nguôi ngoai… Tương truyền rằng sau khi tổ mẫu băng hà, nhà vua vì quá đau khổ mà đã khóc lóc liên tục nhiều ngày, thậm chí có lúc còn thổ huyết đến mức ngất xỉu.

Hiếu Trang qua đời vào mùa đông năm ấy, nhưng thi thể của bà vẫn được đặt tại Từ Ninh Cung trong suốt nhiều tuần lễ, còn nhà vua sau đó liên tục tới đây thủ tang ngay cả trong những dịp lễ tết. Tháng giêng năm sau ấy, di thể của Thái hoàng Thái hậu được dời đến Tấn cung. Cả ngày hôm đó, Khang Hi đã đi bộ bên cạnh linh cữu của bà, sau đó lại quỳ xuống than khóc không ngừng.  Vốn dĩ vị Hoàng đế này cương quyết muốn để tang 27 tháng, nhưng do bá quan văn võ hết mực khuyên ngăn, ông mới giảm xuống còn 27 ngày, lấy ngày thay cho tháng.

Tháng 4 cùng năm, Khang Hi lại tự mình hộ tống quan tài của Hiếu Trang, đưa di thể bà tới đặt tại Tạm An Phụng điện gần với Hiếu Lăng của Thuận Trị đế.

Tại sao Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất?

Thực chất, tổ chế của Thanh triều vốn không cho phép bất kỳ vị người phụ nữ nào trong hoàng tộc được phép xây dựng lăng tẩm riêng. Dù là Hoàng hậu, Thái hậu hay Thái hoàng Thái hậu, những người này sau khi qua đời đều phải được hợp táng chung mộ với chồng mình. Tuy nhiên quy định này vốn đi ngược với di ngôn của Hiếu Trang, mà Hiếu lăng của vua Thuận Trị khi ấy vốn đã không còn chỗ trống thích hợp xây lăng tẩm. Đây cũng là lý do khiến Khang Hi đế vô cùng đau đầu vì không biết nên chôn cất tổ mẫu của mình ở nơi nào. Sau cùng, ông dã quyết định lập nên một tòa “Tạm An Phụng điện” và đặt linh cữu của Thái hoàng Thái hậu ở đó. Để xây dựng nên tòa điện này, Khang Hi đã cất công hủy bỏ 5 gian phòng phía Đông Từ Ninh cung và đem toàn bộ ở đó “sao chép” đến Tạm An Phụng điện. Tuy nhiên, đây cũng chỉ có thể xem như một nơi tạm đặt linh cữu, còn di thể của Hiếu Trang thực chất vẫn chưa có lăng tẩm để an táng đàng hoàng.

Cũng kể từ đó, Khang Hi hàng năm đều đi tới Tạm An Phụng điện để yết tế tổ mẫu. Và di thể của Hiếu Trang cứ được đặt ở tòa cung điện này trong vòng 37 năm cho tới tận khi Tiên đế băng hà. Phải đến thời đại Ung Chính tại vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La mới tìm được phương án ổn thỏa để an táng di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu.

Tại sao Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất?

Theo đó, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành thân của Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực, người chắt Ung Chính đã hạ chiếu xây dựng Chiêu Tây Lăng, coi đó là lăng tẩm riêng để an táng Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu. Nhờ vào chiếu chỉ trên mà di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu sau gần 4 thập kỷ cuối cùng cũng tìm được nơi chôn cất. Bà cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đại Thanh được xây dựng lăng tẩm một cách độc lập.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Nguồn: Internet

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 20:00:03

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top