Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn ‘lừa đẹp’ khán giả

Hóa ra từ trước đến giờ, những chi tiết khán giả thuộc làu trong phim cổ trang đều sai lịch sử.

Nhiều chi tiết trong phim cổ trang Hoa ngữ đã quá quen thuộc đến mức số đông khán giả đều mặc định đó là có thật trong lịch sử. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Rất nhiều chi tiết đều do đạo diễn và biên kịch sáng tạo ra chứ không theo lịch sử.

1. Cách xưng hô ‘ai gia’ của hoàng hậu

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

Trong các bộ phim về thời nhà Thanh, đặc biệt là đề tài chốn hậu cung phi tần của hoàng đế, cách xưng hô “ai gia” vô cùng quen thuộc. Đây là cách hoàng hậu tự xưng trước mặt người dưới. 

Tuy nhiên theo đúng lịch sử, chỉ khi vua chết đi thì hoàng hậu mới được phép xưng là “ai gia”. Hoàng hậu bình thường sẽ tự xưng là “bổn cung”.

2. Cách xưng hô ‘bổn cung’ của các phi tần

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

Khán giả không xa lạ gì với cách xưng hô này của các phi tần trong phim cổ trang. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai so với lịch sử. Ý nghĩa của hai từ “bổn cung” là để chỉ chủ nhân của một cung. Cũng có nghĩa là chỉ có hoàng hậu hay thái hậu mới được phép xưng là “bổn cung”.

3. Cách xưng hô ‘thần thiếp’ của hoàng hậu và phi tần với hoàng thượng

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

Hầu hết mọt phim Hoa ngữ đều cho rằng, hoàng hậu hay các phi tần trong cung tự xưng “thần thiếp” với hoàng thượng là chuyện đương nhiên. 

Tuy nhiên ý nghĩa ban đầu của hai từ “thần thiếp” là nói đến những người đàn ông và phụ nữ trong thiên hạ. Đặc biệt dùng để chỉ những người con trai và người con gái có địa vị thấp kém. Theo lịch sử, hoàng hậu và các phi tần đều xưng “thiếp”, “tiện thiếp”, “tiểu thiếp” và không bao giờ dùng hai từ “thần thiếp” với hoàng thượng.

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

 
 
Phim cổ trang Hoa ngữ ‘lừa đảo’ khán giả bằng hàng loạt các tình tiết quen thuộc

4. Cách cách là công chúa

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

Cách cách là danh hiệu chỉ xuất hiện tại triều đại nhà Thanh. Trong các bộ phim cổ trang, cách cách chỉ dùng để gọi các công chúa (con gái của vua). Tuy nhiên theo lịch sử, không chỉ con gái của vua mà cả con gái của các vương gia hay đại thần trong triều đều được gọi là cách cách.

5. Cách xưng ‘nô tài, nô tì’ của cung nữ, thái giám

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

Theo lịch sử, cách xưng “nô tì, nô tài” của những người có chức vị thấp nhất trong cung như cung nữ, thái giám chỉ bắt đầu xuất hiện vào thời nhà Minh. Cho nên, những bộ phim từ trước thời nhà Minh trở đi (Cung tâm kế, Mỹ nhân tâm kế…) hay rất nhiều bộ phim về thời nhà Hán, nhà Đường sử dụng cách xưng hô này là hoàn toàn sai so với lịch sử.

6. Thánh chỉ

Phim cổ trang làm sai lịch sử vẫn 'lừa đẹp' khán giả

Fan của dòng phim cổ trang có thể thuộc làu câu đầu tiên trong thánh chỉ “Phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết”. Trong hầu hết các phim Hoa ngữ, khi hoàng đế ban chiếu, câu đầu tiên đều viết như vậy. Theo lịch sử, câu này do Chu Nguyên Chương thời nhà Minh sáng tác ra. Tuy nhiên rất nhiều bộ phim có bối cảnh trước thời nhà Minh (nhà Hán, nhà Đường, nhà Tần..) đều sử dụng.

Nguyễn Nguyễn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 29-02-2020 18:51:00

Danh mục đăng tin:Phim Trung Quốc, Văn hoá - Con người,
Top