Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Rượu được xem là một loại thức uống truyền thống của người dân Trung Hoa. Rượu có bề dày lịch sử có thể sánh ngang với lịch sử gầy dựng đất nước Trung Quốc. Dễ dàng nhận thấy tầm ảnh hưởng rộng khắp của rượu đã len lỏi và đồng hành trong cuộc sống từ thời tự cổ chí kim đến nay của người Hoa. Có thể nói rượu được xem là loại thức uống thể hiện sự trang trọng trong văn hóa Trung Hoa. Từ xa xưa, rượu đã hiện hữu trong nhiều sự kiện quan trọng lẫn đời sống thường nhật từ các bậc vua chúa, quan lại triều đình đến trong câu chuyện hằng ngày của người dân.

Rượu xuất hiện ở đất nước này cách đây khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo , vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN – khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế.

Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Người ta phân rượu thành hai loại chính là hoàng tửu và mễ tửu. Hoàng tửu được lên men và ủ trực tiếp từ ngũ cốc như gạo hoặc lúa mì và trải qua thời gian dài nấu mới thành phẩm. Thông thường, hoàng tửu chỉ có nồng độ dưới 20 độ. Loại rượu này được xem là rượu nhẹ, chúng được khử trùng và đóng chai đem bán trên thị trường. Hoàng tửu cũng được sử dụng làm nguyên liệu để chưng cất thành mễ tửu (rượu gạo trắng), thêm vào đó những phụ gia cần thiết. Mễ tửu có nồng độ cao, thông thường sẽ lớn hơn 30 độ và khi uống vào sẽ có cảm giác cay và nóng đốt trong cổ. Loại rượu này thường được hâm nóng trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu. Mễ tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng tửu.

Cũng giống như Việt Nam, phần lớn các loại rượu của Trung Quốc đều được chế biến từ những loại ngũ cốc, mà tiêu biểu nhất là gạo. Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho (bồ đào), lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v… Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính hay tửu dược. Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ pH của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn.

Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Nổi tiếng nhất Trung Quốc là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu . Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh ); rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu (tỉnh ); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh ); rượu Dương Hà Đại Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh ); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh ); rượu nho đỏ , rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh ); rượu nho trắng Dân Quyền (tỉnh ); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh )… Người Trung Quốc còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận… Các thầy thuốc thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.

Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Rượu ở Trung Quốc có một bề dày lịch sử mà có thể sánh ngang với lịch sử dựng nước của Trung Quốc. Cùng với ngần ấy thời gian, rượu đã dần đi vào trong đời sống và những câu chuyện lịch sử của người dân Trung Hoa. Vào thời xa xưa, rượu là một yếu tố không thể thiếu trong những buổi yến tiệc của vua quan và hoàng đế. Hay trong những cuộc chiến sinh tử, rượu là thức uống mà các tướng soái dùng để mời các binh lính của mình trước khi ra trận như là một sự tôn trọng và đại diện cho lòng trung thành. Mặt khác, nó còn có tác dụng nâng cao sĩ khí cho quân lính, làm cho những kẻ hèn nhát trở nên dũng cảm hơn nâng cao tinh thần chiến đấu. Nếu các du khách là một fan hâm mộ những bộ phim cổ trang của Trung Quốc, chắc sẽ nhận ra những tình tiết rất quen thuộc: những nhân vật trong phim kết tình huynh đệ thường gắn liền với hình ảnh những chén rượu trắng được uống chung với giọt máu đào, thể hiện tình huynh đệ keo sơn, một lòng. Mà điển nổi tiếng nhất là hình ảnh kết giao giữa Quan Vân Trường, Lưu Bị và Trương Phi trong tác phẩm kinh điển “Tam quốc diễn nghĩa” của Trung Quốc. Rượu đã là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống và đã đi sâu vào sử sách của người dân Trung Quốc

Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Bên cạnh đó, rượu còn là nguồn ngẫu hứng thi ca, uống rượu là một thói quen tao nhã của thi nhân, hiện thân trong những buổi họp mặt, đoàn viên, cả trong buổi ước hẹn hay chia ly lưu truyền cho đến ngày nay. Trong mỗi sự kiện quan trọng đều có rượu, nhà thơ Bạch Cư Di đã từng nâng chén rượu và xuất khẩu thành thơ “Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ty” mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Có thể dễ dàng nhận thấy rượu là “cuộc đời, là “thơ văn” của giới văn nghệ sĩ xưa. Từ trong men rượu mà các danh nhân ấy đã cho ra đời những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng qúy báu cho thế hệ mai sau. Hai nhà thơ nổi tiếng nhất phải kể đến là Đỗ Phủ và Lý Bạch với hai câu thơ bất hữu: 

“Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu.

Tương tửu tiêu sầu, sầu cánh sầu”

Dịch nghĩa:

“Rút đao chém nước, nước càng chảy.

Lấy rượu giải sầu, sầu càng sầu”.

Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, rượu cũng không hề mất đi tầm quan trọng của mình. Ngày nay, Người Trung Quốc cũng thường sử dụng rượu trong những ngày đặc biệt như: ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương (hay Trùng cửu, mồng 9 tháng 9 Âm lịch), ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn… Ở miền Nam, khi sinh con gái, cha mẹ cô bé nấu rượu, cho vào bình, chôn xuống đất. Lúc con gái lấy chồng, bình rượu được đào lên làm quà mừng cô dâu. Người Trung Quốc cũng cho rằng, uống rượu đều đặn với liều lượng nhất định sẽ giúp sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, sẽ gây tổn hại đến sức khỏe. Ngoài ra, rượu được sử dụng trong những thuốc chữa bệnh cổ truyền.

Nét đẹp trong văn hóa rượu của người Trung Quốc

Có thể nói người Trung Quốc rất thích dùng rượu, cách uống rượu cũng khá đặc biệt. Khi mời rượu, chủ nhân phải rót tràn ly để thể hiện sự tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng dùng trước. Đặc biệt, người mời rượu nên đứng dậy, hai tay nâng ly trang trọng. Khi cụng ly thì người nhỏ tuổi hay người có địa vị thấp hơn phải để ly rượu thấp hơn miệng ly của người kia một chút. Khi nâng ly thì mời mọc, đẩy đưa, chúc tụng qua lại, nào là “Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu – uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít”…. Lúc uống phải dùng một hơi cạn ly, trường hợp không uống được thì nhờ người khác uống thay để giữ thể diện. Nếu tửu lượng kém thì nên báo trước để mọi người thông cảm, bằng không đến lượt uống mà từ chối sẽ bị đánh giá là thiếu tôn trọng. Có thể nói cung cách dùng và mời rượu rất trang trọng mà hầu hết người Hoa nào cũng thông suốt và vận dụng một cách khéo léo nhất để thể hiện nét văn hóa rượu đặc trưng lưu truyền đến ngày nay.

Không biết chính xác thời điểm nào mà rượu lại chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại, đặc biệt là ở Trung Hoa như vậy. Chỉ thấy rằng rượu thật không chỉ đơn giản là loại thức uống thuần túy, mà nó đã gắn liền với cuộc sống con người bởi nó đã đưa cảm xúc con người đi qua những cung bậc khác nhau.

Còn rất nhiều điều thú vị về rượu và nét văn hóa đối ẩm của người Trung Hoa. Nếu du khách muốn khám phá thêm về nét văn hóa đẹp này thì hãy đặt ngay cho mình một tour du lịch Trung Quốc của https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 29-12-2021 06:21:47

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top