Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Vốn được mệnh danh là “Nóc nhà của thế giới”, Tây Tạng nổi tiếng với những ngọn núi tuyết phủ trắng cao sừng sững, kì vĩ; với những đồng cỏ thảo nguyên trải rộng bao la… những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, đẹp đến mê mẩn chính là điểm thu hút của Tây Tạng trong lòng du khách. Không những thế, vùng đất Tây Tạng còn nổi tiếng bởi sự muôn màu lễ hội văn hóa từ đầu đến cuối năm. 

1 – LÊ HỘI LHASA

Tháng lễ hội Lhasa ở Tây Tạng đã bắt đầu diễn ra vào ngày 25/5 Tây lịch nhằm ngày 1/4 Tạng lịch. Hàng năm vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 Tây lịch nhằm tháng 4 Tạng lịch khắp Tây Tạng đều tưng bừng đón mừng kỷ niệm lễ hội “tháng lễ hội Lhasa”.

Lễ hội này kéo dài suốt một tháng và bắt đầu từ ngày 1/4 (Tạng lịch). Đây là lễ hội truyền thống hằng năm của Tây Tạng. Lhasa là một thành phố lớn phía Tây Nam Tây Tạng. Nơi này còn được gọi là “Thánh địa”, nơi mà từ trước đến nay luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo thịnh vượng nhất với sự nguy nga tráng lệ Bố Đạt La cung.

Cũng có thể nói đây là trung tâm kết hợp sự hiện diện cao nhất giữa “Chính – Giáo” (chính trị và tôn giáo), tiêu biểu cho toàn Tây Tạng. Tạng lịch tháng 4 là tháng kỷ niệm ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Cũng giống như các tín đồ Phật giáo khắp nơi trên thế giới, vào những ngày kỷ niệm này, người dân Tây Tạng đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Theo quan điểm của người Tây Tạng, tháng 4 là lúc trên dải ngân hà xuất hiện vì tinh tú thứ 3 “Thị tinh” trong 28 vì tinh tú. Người Tây Tạng gọi vì tinh tú này là Lhasa tinh tú. Theo quan điểm của người Tây Tạng, mỗi vì tinh tú đều tượng trưng cho một vị thần. Vào tháng tư, ở hướng Tây Nam Tây Tạng sẽ nhìn thấy vì “Thị tinh ” này xuất hiện cũng đồng nghĩa với việc sẽ có một vị thần giáng sinh ở phía Tây Nam Tây Tạng – nơi có thành phố Lhasa – đem lại sự an bình cho dân chúng, bảo vệ sự hưng thịnh dài lâu cho thành phố Lhasa. Vì thế, tháng này ở Tây Tạng gọi là “ Tháng Lhasa”. Lễ hội kỷ niệm đức Phật đản sinh, thành đạo, nhập Niết bàn cũng vào tháng này nên gọi là “Tháng lễ hội Lhasa”. Suốt “tháng lễ hội” này, tín đồ Phật giáo không sát sinh, không ăn thịt, chuyên tâm lễ bái cúng Phật. Có một số người bế môn trai giới chuyên tâm tu hành. Có một số người thực hành hạnh tụng kinh, lễ bái từ nơi mình cư trú đến Bố Đạt La cung hoặc quỳ lễ hoặc nằm mà lễ. Bố Đạt La cung vào những ngày này số lượng người đến lễ bái thật không thể tưởng tượng nổi. Phía trước cổng Bố Đạt La cung Đại Chiêu Tự, hàng vạn Tăng chúng và tín đồ Phật giáo tụng kinh, lễ bái, cúng Phật, có người hai tay cầm thẻ kinh mà tụng, có người duỗi hai tay đỡ lấy thẻ kinh mà tụng, có người ngũ thể đầu địa mà lạy… khắp nơi trước cổng Đại Chiêu Tự đâu đâu cũng có tiếng tụng kinh, đâu đâu cũng có âm thanh chạm đất của sự lễ lạy.

Tụng kinh cầu nguyện là việc làm phố biến nhất trong tháng lễ hội này và là nghi lễ chính thức của tháng lễ. Vào tháng này thành phố Lhasa có 3 con đường dành cho việc tụng kinh lễ bái: Con đường bao quanh bên trong chánh điện khuôn viên Đại Chiêu Tự dài khoảng 500 m, khắp khuôn viên đâu đâu cũng có đàn tràng tụng kinh; Con đường bao quanh bên ngoài Đại Chiêu Tự, dài khoảng 1.000 m; Con đường bao quanh khắp thành phố Lhasa dài khoảng 5.000 m, cũng là vòng bao quanh bên ngoài cùng của 3 con đường. Con đường thứ 1 và 2 thì vào những ngày của tháng lễ hội người lục đục kéo về tụng kinh, lễ bái đông đen như kiến cỏ. Con đường thứ 3 thì vào những ngày lễ quan trọng nhất của tháng lễ hội (8, 14, 15, 30,…) số lượng người kéo về dự lễ đến mấy chục vạn người, chen chân không lọt. Ngày 15/4 là ngày cao điểm nhất của tháng lễ hội. Từ lúc 2 giờ sáng đến tối khắp các con đường trên thành phố Lhasa người đông như niêm, lưu thông bế tắc. Vào ngày này không những đông đảo tín đồ Phật giáo về Đại Chiêu Tự dự lễ mà các ký giả cũng không ngại gian lao chen chân đến để “săn” tin tức.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Sáng ngày 15/4, trước chánh điện Đại Chiêu Tự luôn có pháp hội “hỏa cúng”. Mục đích chủ yếu của pháp hội “hỏa cúng” này là cúng dường vật phẩm, tức đem các vật phẩm mà mình muốn cúng dường ném vào trong lửa và đốt thành tro với ý nghĩa là cầu được tiêu tai giải nạn có được phước báu viên mãn. Đối tượng được cúng dường của “hỏa cúng” là cúng dường những bậc mà mình tôn kính gọi là “thượng cúng”, biếu tặng những người thiếu thốn, ngèo cùng khốn khổ gọi là bố thí.

Vào tháng lễ hội này, Đại Chiêu Tự thường luôn có cử hành “hội cúng”. Trước bảo tòa chánh điện bày trí các vật phẩm cúng dường như các loại bánh, các loại thức ăn được làm từ các loại ngũ cốc. Bên trên các vật phẩm này đều có cắm lá bồ đề tượng trưng cho sự kiết tường. Vị hòa thượng chủ lễ ngồi kiết già trang nghiêm trên bảo tòa giữa đàn tràng, chánh niệm tụng kinh, tay cầm chày và chuông kim cang tiến hành làm các nghi lễ cúng và sau đó đem các vật phẩm cúng dường ném vào cái lò bằng đồng đang đốt lửa trước bảo tòa và không ngừng chế thêm dầu vào cho lửa bốc cao đồng thời lúc đó hòa thượng vọng chày và lắc chuông kim cang khiến cho âm thanh vang dội hòa cùng tiếng tụng kinh của chư Tăng làm cho pháp hội càng thêm trang nghiêm, hùng tráng.

Đối với người dân mà nói “tháng lễ hội Lhasa” còn là tháng làm việc thiện. Vào những ngày này, ở khắp các đường phố Lhasa người đi xin cũng đông không kém người đi lễ. Đây cũng là một tập tục của Tây Tạng, vào những ngày này người tàn tật cùng với người lành mạnh, sức khỏe cường tráng danh chánh ngôn thuận mà đi xin, không bị ai hiềm khích điều gì mà ngược lại người cho còn rất vui như làm được ngàn điều công đức. Người thí và người được thí nét mặt đều vui cười rạng rỡ như trăng tròn rằm tháng 4.

2 – LỄ HỘI LINGKA WOODS

Nếu như ở Lhasa, lễ hội này được tổ chức vào tháng 7 và tháng 8 thì ở Xigaze, lễ hội được tổ chức sớm hơn, từ tháng 6. Lingka Woods là tên gọi khác của ngày tết thiếu nhi ở Xigaze, là dịp tốt để du khách tới khám phá khu vực rộng lớn với sự đa dạng, phong phú về khí hậu và sinh học này.

Trên cao nguyên Tây Tạng, mùa hè được xem là đặc ân của thiên nhiên với đồng cỏ xanh mướt, mọi người thường tận hưởng thời gian tuyệt vời này bằng cách tụ tập tại các đồng cỏ hay ven hồ. Đây được gọi là lễ hội Lingka Woods – một kỳ nghỉ được cả người Tây Tạng cũng như các Lạt Ma ưa thích.

Các lễ hội không có một ngày cố định để bắt đầu hoặc kết thúc và được dựa trên truyền thuyết của các nhà sư Ấn Độ tên là Padmasambhava, người đã chinh phục tất cả các điều ác trong tháng thứ năm của năm của lịch Tây Tạng.

Theo âm lịch được sử dụng bởi người dân địa phương, các lễ hội thường bắt đầu vào khoảng giữa tháng thứ tư, đạt đến một đỉnh cao trong Lễ hội Shoton vào ngày đầu tiên của tháng 7 và sau đó kết thúc trong Lễ hội tắm trong nửa đầu tiên của tháng thứ tám.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Theo truyền thống, một phần quan trọng của lễ hội được gọi là weisang, một buổi lễ của các loại thực phẩm nướng như ghee và chiên mì trong cây bách. Trong khi người phụ nữ chuẩn bị thực phẩm, người đàn ông sẽ đi xe ngựa của họ xung quanh đống lửa, bắn vào không khí, sau đó được làm đầy với một hương thơm hỗn hợp của các đốt gỗ, bơ và bột mì. Một hoạt động khác là chèn các mũi tên bằng gỗ, dài như một chục mét, vào hàng rào gỗ được đặt ở phía trên một ngọn đồi. Đối với người Tây Tạng, những hành động này được thiết kế để hiển thị cung kính đối với Đức Phật và mong muốn một cuộc sống hạnh phúc và lâu dài.

Trong thời gian lễ hội, mọi người thường uống bia lúa mạch, trà bơ, nói chuyện với bạn bè, ca hát và nhảy múa, chơi bài hoặc chơi cờ và xem đua ngựa hoặc bắn cung. Phụ nữ thường giặt quần áo trên sông theo nhóm. Sau khi phơi những bộ quần áo ướt và sạch sẽ trên cỏ và đá, họ sẽ nằm trên cỏ, uống nước, ăn uống và nói chuyện. Bầu trời xanh, gió nhẹ nhàng, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Một số gia đình Tây Tạng chọn để cắm trại trong lễ hội. Lều màu trắng với các mẫu tốt lành thường thấy về cảnh quan danh lam thắng cảnh.

Những trang phục người Tây Tạng mặc trong lễ hội là khá bắt mắt. Quần áo của nam giới là tương đối đơn giản với màu đen hoặc nâu là màu sắc chính, với trang trí đầy màu sắc và nhãn thêu. Trang phục của phụ nữ được nhuộm màu sắc sặc sỡ và tương phản như đỏ, xanh lá cây, vàng, trắng, đen, xanh và tím với những nghệ thuật thêu, trang sức vàng và bạc, ngọc bích được trang trí khiến cho trang phục của phụ nữ Tây Tạng trở lên rực rỡ. Đối với phụ nữ Tây Tạng, lễ hội là thời điểm hoàn hảo để hiển thị quần áo và đồ trang sức của họ, mà cũng có thể trị giá hàng chục ngàn nhân dân tệ.

3 – TẾT LOSAR

Lễ mừng năm mới hay còn gọi là Tết Losar là lễ hội có ý nghĩa và quan trọng nhất trong năm của người dân Tây Tạng. Theo đó, người dân tại đây thường đón Tết vào ngày đầu tiên của tháng 12 Âm lịch (tức ngày 1/1 theo lịch Tây Tạng).

Trước Tết khoảng nửa tháng, người dân Tây Tạng đã bắt đầu việc chuẩn bị và sắm sửa cho năm mới. Sau khi dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, người Tây Tạng sẽ dâng hương cúng tổ tiên. Pháo hoa và đuốc sẽ được thắp lên để xua đuổi những linh hồn ma quỷ và những điều xấu xa. Sau đó mọi người sẽ cùng nhau rảo bước trên đường, đi mãi cho đến khi gặp một giao lộ mới dừng lại. Người Tây Tạng tin rằng, làm như thế họ sẽ diệt trừ được ma quỷ và những điều xui rủi cho năm sắp đến.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Theo truyền thống của Tây Tạng, vào buổi sáng ngày đầu năm, người đầu tiên dậy sớm nhất trong mỗi gia đình nên là những người mẹ. Những người phụ nữ này sẽ lấy những xô nước đầu tiên, được coi là nước may mắn. Gia đình nào lấy được nước may mắn sẽ gặp nhiều bình an trong năm tới, và có được thời tiết tốt cho mùa màng bội thu. Sau đó, những người phụ nữ này lại tiếp tục cho gia súc ăn, và đánh thức cả gia đình. Tất cả các thành viên trong gia đình sẽ mặc trang phục lễ hội. Người trẻ hơn nên nói “Tashi delek” (Chúc may mắn bằng tiếng Tây Tạng) trước với người lớn tuổi, sau đó họ sẽ dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Người Tây Tạng trao các vật trang trí trên ghế ngồi theo độ tuổi. Trước khi ăn, mỗi người phải cho một ít bộ Tsampa vào miệng. Sau đó, người cao tuổi trong nhà lấy một cái phễu ngũ cốc trong đó có lúa mạch rang, trái sâm, đậu rán, ngũ cốc chiên và các thực phẩm khác. Mỗi người bắt một chút và ném lên không trung, đó là nghi thức cho năm mới, sau đó họ lấy một ít để ăn.

Sau buổi lễ, cả gia đình sẽ cùng nhau ngồi lại quanh bàn ăn, uống rượu lúa mạch, ăn trái nhân sâm và các thực phẩm khác để chúc mừng năm mới. Trong ngày này, cả gia đình quây quần bên nhau và đóng cửa, không quét dọn, không cho phép những lời không may mắn và họ không đến thăm gia đình khác vào ngày đầu tiên của năm mới.

Vào dịp Tết, người dân Tây Tạng còn có tục lệ thay mới những lá cờ cầu nguyện trên núi và trong nhà để cầu may mắn. Đặc biệt vào dịp này, mỗi gia đình ở Tây Tạng đều cố lấy cho được xô nước đầu tiên từ giếng, sông hoặc suối để mang về nhà. Vì theo truyền thống của người Tây Tạng, xô nước đầu tiên được lấy vào ngày đầu năm mới sẽ là nước vàng, xô nước thứ hai là nước bạc và tất cả chúng đều mang đến may mắn, hạnh phúc cũng như sự giàu có cho gia đình nào có được.

4 – LỄ HỘI SHOTON

Lễ hội Shoton (lễ hội Sữa Chua) là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất ở Tây Tạng, đã có được hơn 1.000 năm. Lễ hội này kéo dài một tuần lễ (vào khoảng 29/6 đến 1/7 theo lịch Tây Tạng) để tỏ lòng tôn kính đức Phật và mang nặng màu sắc tôn giáo. Cung điện Norbulingka, nơi đã từng là cung điện mùa hè của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở ngoại thành phía Tây của Lhasa là địa điểm trung tâm cho diễn ra lễ hội độc đáo này, cũng như các lễ kỷ niệm khác của thành phố Lhasa.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Tại ngày khai hội, người dân Tây Tạng sẽ cùng nhau trải bức tranh Thangka thể hiện chân dung đức Phật với tấm lòng thành tôn kính vô hạn. Bức tranh khổng lồ này rộng khoảng 500 m2 đang dần mở trên lưng đồi của tu viện Drepung để đón những tia sáng mặt trời đầu tiên chiếu vào bức Thangka vào khoảng 08:00. Nghi lễ này được gọi là “Tắm Phật trong ánh mặt trời”.

Bên cạnh đó, âm nhạc Tây Tạng cũng là một hoạt động hấp dẫn của lễ hội. Âm nhạc và các vũ điệu được biểu diễn kể từ ngày thứ hai của lễ hội từ 11:00 trưa đến tối. Các buổi trình diễn thường được diễn ra ở Norbulingka và Longwangtan (Dragon King Pond, công viên đối diện với cung điện Potala). Những người dân dịa phương ngồi trên thảm với gia đình và bạn bè, uống trà bơ, thưởng thức các món ăn và xem biểu diễn, trong khi vẫn cầu nguyện với tràng hạt trong tay.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Trong các ngày 8 đến ngày thứ 15/7 theo lịch Tây Tạng, các buổi biểu diễn âm nhạc sẽ thực hiện trong mọi ngõ ngách của thành phố Lhasa. Đó được gọi là Lhasa Shoton. Sau ngày 16, một số đội biểu diễn có thể đi ra ngoài trung tâm của thành phố Lhasa để thực hiện. Những phần lễ hội ở Tu viện Sera, gọi là Sera Shoton. Bên cạnh đó, các hoạt động như đua trâu Yak (trâu lùn), đua ngựa, biểu diễn những bài hát địa phương và các điệu nhảy truyền thống vẫn được thực hiện luân phiên.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Trong thời gian diễn ra lễ hội, người dân và du khách có thể thưởng thức đặc sản sữa chua trâu lùn Tây Tạng có 1 không 2 trên thế giới và cùng hòa mình cùng với những người dân bản địa để tham gia những hoạt động tập thể như nhảy múa, nhạc kịch dân gian, thưởng thức món ăn vùng, xem đua trâu, đua ngựa,… và nhất là hoạt động ném sữa chua vô cùng vui nhộn và độc đáo.

5 – LỄ HỘI ĐÈN BƠ

Một trong những lễ hội Tây Tạng đặc sắc nhất là lễ hội đèn bơ được diễn ra vào ngày 15/1 theo lịch Tây Tạng. Đây là lễ hội cuối cùng của sự kiện chào đón năm mới. Lạt ma và các nghệ nhân tạo ra hàng loạt tác phẩm điêu khắc bằng bơ của các nhân vật hoa, chim và động vật khác nhau đồng thời trưng bày chúng trên các kệ ở Tu viện Jokhang. Những tác phẩm này sẽ được thắp sáng trong những chiếc đèn lồng khi màn đêm buông xuống. Ngày này, mọi người sẽ đi đến các ngôi đền để đốt nhang dâng lòng kính trọng đến các chư vị Đức Phật.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Khi bóng tối buông xuống, nhiều khán đài được dựng lên để trưng bày những chiếc đèn lồng bơ do họ tự làm. Mọi người vừa ca hát và nhảy múa, vừa thưởng thức những chiếc đèn lồng vô cùng đặc sắc.

6 – LỄ HỘI MONLAM

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Lễ hội này được biết tới là lễ hội Phật giáo có quy mô lớn nhất Tây Tạng. Trong khuôn khổ của lễ hội, nơi đây thu hút được hàng ngàn Phật tử và du khách từ khắp nơi hội tụ về và tiến hành thỉnh kinh cầu nguyện. Lễ hội này diễn ra vào tháng Giêng hàng năm theo lịch của người Tây Tạng tại Tu viện Labrang.

7 – LỄ HỘI LITANG

Lễ hội đua ngựa Litang vào tháng 8 là dịp tốt để du khách ngắm những tay du mục trên lưng ngựa, thảo nguyên xanh bao la đến tận chân trời và thưởng thức thịt và sữa chua bò lông vàng Yak.

Dân tộc Kham là một phân nhóm của dân tộc Tây Tạng đang sinh sống ở gần biên giới và Tây Tạng. Chủ yếu là dân du mục. Họ sinh sống ở các vùng núi cao trên 3.000 m. Xung quanh là những đồng xanh bao la đầy cỏ. Mặc dù, thời tiết mưa phùn liên tục nhưng khi mặt trời lên, bầu không khí ẩm ướt lập tức bị phá tan và thay vào đó là cái nắng nóng đến cháy da. Mùa hè đến, thời tiết bắt đầu đẹp hơn, các tu viện địa phương tổ chức cuộc đua ngựa và buổi ca nhạc Tây Tạng . Ở đây, các nhà sư đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức vở kịch Tây Tạng. Ở cuộc đua ngựa, họ cũng được sắp xếp ngồi ở vị trí danh dự nhất.

Muôn màu lễ hội văn hóa ở vùng đất thiêng Tây Tạng, Trung Quốc

Trong một vài ngày lễ hội diễn ra, nó thu hút sự chú ý của dân làng và dân du mục khắp nơi đến tham dự. Hầu hết những người tham gia sẽ dựng lều trại tạm thời xung quanh địa điểm tổ chức. Đồng thời, họ cũng mở những gian hàng nhỏ mua bán, trao đổi những món hàng như thuốc bí truyền, đồ trang sức, đặc sản các vùng. Xen giữa thời gian nghỉ hay các tiết mục đặc sắc, họ ăn uống, nhảy múa.

Lễ hội đua ngựa Litang tập hợp đàn ông ở nhiều độ tuổi khác nhau phô diễn tài năng, thể hiện trình độ huấn luyện, đào tạo ngựa. Họ tham gia vào cuộc chơi, từ màn đua tốc độ đến các màn biểu diễn nhào lộn với ngựa, kỹ năng vừa cưỡi ngựa vừa bắn cung tên…

Giải thưởng nhận được có khi là tiền mặt, có khi là một chú ngựa mới. Nhưng đa phần, việc được phô trưng tài năng trước phái nữ đã là phần thưởng lớn nhất giành cho những người đàn ông du mục này.

Có lẽ vì những hoạt động thú vị và hấp dẫn như thế mà các lễ hội văn hóa của Tây Tạng được rất nhiều du khách thích thú và hưởng ứng. Hàng năm có rất nhiều người đến Tây Tạng tham gia lễ hội. Du khách hãy đặt cho minh một tour du lịch Trung Quốc của https://travel.duhoctrungquoc.vn/ để có được sự trải nghiệm tuyệt vời với những lễ hội hấp dẫn của vùng đất thiêng Tây Tạng nhé!

Source URL:https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/muon-mau-le-hoi-van-hoa-o-vung-dat-thieng-tay-tang-trung-quoc.html

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:42:37

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top