Khám phá phong tục "đấu trà" đặc sắc của Trung Quốc

LỊCH SỬ TRÀ TRUNG QUỐC

Lịch sử trồng trà tại Trung Quốc có từ rất lâu đời, cây trà dại trải qua một thời gian dài trồng nhân tạo, hình thái bên ngoài đã có sự thay đổi rất lớn, người đời Đường có hiểu biết rất sâu sắc về tập tính của cây trà: về đậc điểm trà ưa bóng râm, người đời Đường trồng trà dưới bóng cây dâu ở vùng râm trên dốc núi phía bắc; cây trà thường sinh trưởng ở vùng mưa nhiều, ẩm ướt, nhưng lượng mưa nhiều có thể khiến thối rễ, vì thế việc thoát nước trong đất cũng đòi hỏi rất cao, theo như cách nói của Lục Vũ thì: “Kỳ địa, thượng giả sinh lạn thạch, trung giả sinh lịch nhưỡng, hạ giả sinh hoàng thổ”, người đời Đường dựa vào đó phát minh ra cách “mở hai rãnh sâu” ở hai bên cây trà để nước thừa thoát đi nhanh, tránh rễ cây trà ngâm trong nước thời gian dài.

Khám phá phong tục "đấu trà" đặc sắc của Trung Quốc

TỤC “ĐẤU TRÀ”

Người Trung Quốc vẫn thích dùng chữ “đấu”: chọi gà gọi là “đấu gà”, chọi dế gọi là “đấu dế” thì đã đành, đến như trà mà cũng “đấu”! Chỉ nghe đến đây thôi chắc hẳn du khách sẽ cảm thấy thú vị về điều này.

Môn “đấu trà” này của văn nhân mặc khách nghe nói khởi nguyên từ thời nhà Tống, sau khi ẩm trà, nhàn cư vô sự người ta bèn nghĩ ra cuộc chơi: thử tài nhận biết sắc, hương, vị của từng loại trà, giống như “chơi hoa mà ai dễ biết hoa”. Cùng thời gian đó, môn này cũng du nhập vào đất nước Nhật Bản với tên gọi là “đoán trà”. Tuy nhiên, ở “xứ sở hoa anh đào”, người ta chỉ đấu bằng trà xanh, còn ở Trung Quốc thì đấu bằng tất cả các loại trà. 

Các cuộc đấu trà thường được tổ chức vào mùa xuân bởi đây là lúc tiết lạnh đã qua đi, cây chè bắt đầu đâm chồi nở lộc khắp nơi. Người dân các tỉnh hái lá chè về để pha uống và phục vụ cho các cuộc thi này.

Vào mùa xuân, khi những đồi chè lá non mơn mởn, các bậc nghệ nhân trà đứng ra mở lớp đấu trà. Môn đấu trà này đòi hỏi người chơi phải có trình độ cao mới có thể đoán nhận và bình phẩm được từng loại trà. 

Khám phá phong tục "đấu trà" đặc sắc của Trung Quốc

Có hai cách thi “đấu trà” phổ biến ở đất nước này. Thứ nhất là thi pha trà, tức là người dự thi phải làm thế nào pha được tách trà ngon nhất. Người pha trà phải đạt đến trình độ thượng thừa mới pha được loại trà có màu sắc, hương thơm và mùi vị đẳng cấp. Cách thứ hai cũng không kém phần khó khăn là nhận biệt trà. Ban giám khảo đưa ra năm mẫu trà cho người dự thi xem trước. Sau đó, họ bí mật pha thành các loại trà khác nhau, để thí sinh thử pha phân biệt. Không những phải nhận ra được các nguyên liệu để pha trà, thí sinh còn phải xếp hạng các loại trà theo cấp bậc: tùng, cúc, trúc, mai, xét theo độ ngon miệng, hương vị của chúng.

Khám phá phong tục "đấu trà" đặc sắc của Trung Quốc

Cao hơn nữa, các thí sinh thậm chí còn phải nhận xét được lá chè già hay non, hái ở vị trí nào trên cây: gốc, ngọn, cành rồi miêu tả loại trà bằng lời. Ví dụ trà xanh được mô tả là như trai trẻ đôi mươi, trà Bạch hào ô long thì như thiếu nữ… Sau khi trải qua hết các phần thi đó, giám khảo mới công bố kết quả, xem ai là người thắng cuộc, đoán đúng được vị tinh tế trong trà.

Khám phá phong tục "đấu trà" đặc sắc của Trung Quốc

Ngày xưa, đấu trà còn kèm theo ngâm thơ phổ nhạc, một bài thơ ẩm trà truyền cho đến nay, đại ý như sau: “Một chén trơn môi trơn cổ, hai chén hết nỗi cô buồn, ba chén tuy cạn nguồn thi hứng nhưng vẫn còn ngàn vạn quyển,bốn chén vã mồ hôi nhẹ, bình sinh mà không sinh sự, năm chén gân cốt thanh sạch, sáu chén thong đạt diệu linh, báy chén như bổng như bay”. Ấy mới hay cổ nhân nghiện trà và say trà đến mức nào!

Trung Quốc với nhiều nét văn hóa đặc sắc chính là một trong những lý do khiến một lượng lớn khách du lịch nước ngoài tìm đến hàng năm. Nếu du khách cũng có hứng về tục “đấu trà” thú vị này thì hãy tham gia tour du lịch Trung Quốc để cùng https://travel.duhoctrungquoc.vn/ khám phá nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi vui vẻ!

Thông tin bài viết được thu thập và tổng hợp từ Nguồn Internet chỉ mang tính chất tham khảo.- Email: support@duhoctrungquoc.vn

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 19:37:07

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top