Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi – Hoàng đế bị quần thần phạt đánh 20 gậy

Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi còn được gọi là Hoàn Nhan Thịnh. Cái tên Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi mặc dù không gây ra tiếng vang lớn, nhưng tên tuổi của ca ca ông lại vang danh một thời, đó là Hoàng Đế khai quốc của nước Kim, Hoàn Nhan A Cốt Đả.

Hoàn Nhan A Cốt Đả nổi tiếng với tài cưỡi ngựa bắn cung, sức mạnh hơn người, là một vị lãnh tụ vĩ đại của bộ tộc Nữ Chân. Công nguyên năm 1114, Hoàn Nhan A Cốt Đả lãnh đạo tộc nhân nổi dậy khởi nghĩa tiêu diệt Liêu Quốc. Tháng 1 năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế, thành lập nhà Kim, trở thành Kim Thái Tổ.

Trong sự kiện “Đầu Ngư Yến” trứ danh, đại biểu cho bộ tộc là A Cốt Đả bắt buộc phải tham gia, dựa theo tiền lệ, mỗi một thủ lĩnh phải không ngừng nhảy múa để làm cho Hoàng đế nước Liêu vui vẻ. A Cốt Đả vô cùng có cốt khí, đánh chết không nhảy, khiến cho Hoàng Đế nước Liêu vô cùng tức giận, muốn hạ lệnh giết chết A Cốt Đả.

Lúc ấy, tuy Ngô Khất Mãi thường ngày bị coi là tảng đá ngốc ngếch, nhưng vào thời khắc nguy hiểm như thế đã nghĩ ra cách hay, lấy thân phận tùy tùng biểu diễn một vở kịch mà ông quen thuộc nhất, chính là tay không chế ngự gấu, bắt trói hổ. Kết quả khiến cho Hoàng đế nước Liêu vui vẻ liên tục cười to, cũng miễn tội đại bất kính cho A Cốt Đả.

Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi - Hoàng đế bị quần thần phạt đánh 20 gậy

Sau khi Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi đảm nhiệm chức “Ám ban bột cực liệt” (người kế thừa Hoàng vị). Khi ca ca của ông dẫn quân đi đánh quân Liêu, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi ở lại phòng thủ kinh đô, quản lý triều chính. Tháng 8 năm 1123, Kim Thái Tổ bệnh nặng băng hà, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi kế vị, gọi là Kim Thái Tông, thay đổi niên hiệu thành Thiên Hội (trị vì từ năm 1123 đến năm 1135).

Một người có sức mạnh to lớn lại mặc trên người Hoàng bào, thuộc nhân vật cấp Thiên Vương, tại sao quần thần lại có gan “giáo huấn Hoàng Thượng”? Điều này có lẽ phải nói từ ca ca của ông, Kim Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả.

Nghe nói lúc đầu khi triều Kim khai quốc, bởi vì chinh chiến nhiều năm, thêm vào đó sản xuất lạc hậu, vật chất cực kỳ hiếm hoi. Cho dù là gia tộc Hoàng thất cũng phải sinh sống khắc khổ, ví dụ tất cả các vách tường trong cung đều làm bằng gỗ cây Dương Liễu và cây Du, dùng tre gai làm thành bờ rào. Tiền sảnh là nơi bàn luận việc công, hậu viện là nơi người ở, điều kiện làm việc và sinh sống có thể so sánh với anh hùng Lương Sơn Bạc sau này. Bình thường những người dân thả lợn, lùa dê đều có thể tự do đi lại tiền viện và hậu viện. Trừ khi là hội nghị quân sự quan trọng mới có binh sĩ canh gác.

Bởi vì quốc gia căn nguyên quá mỏng, cho nên Kim Thái Tổ A Cốt Đả đã định ra lời thề cùng với các quần thần rằng: “Tài vật trong quốc khố, chỉ có thể sử dụng khi đánh trận, nếu như có người vi phạm lời thề, cho dù là ai, đều phải đánh hai mươi đại côn”. Lời thề này luôn được tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt cho đến khi A Cốt Đả qua đời.

Đến khi Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi làm Hoàng Đế, lúc đầu cũng rất tiết kiệm, nơi làm việc chính là căn phòng cũ kỹ từ thời A Cốt Đả, ngay cả Long Ỷ cũng được dùng một tấm ván gỗ làm thành ghế. Bởi vì quá nghèo, chi phí sinh hoạt của Hoàng đế cũng bị khống chế, chỉ duy trì ở mức ăn được no, mặc được ấm.

Kim Thái Tông trời sinh lại là người đam mê vận động ngoài trời, cảm thấy ngồi trên Long Ỷ cũng không bằng chạy ra ngoài đánh vật với gấu chó. Kết quả, tạo thành ý nghĩ có chút tiêu cực, cảm thấy những ngày tháng như vậy thật sự có chút không chịu nổi. Cho nên khi đêm đen tắt nến ông lẻn vào quốc khố trộm một chút tài vật đi đổi thành rượu, thưởng thức hương vị cuộc sống dân dã một lần.

Sau khi sự việc xảy ra, Thừa Tướng kiểm tra quốc khố phát hiện ra chuyện này liền lập tức tố cáo với Hoàn Nhan Tông Hàn. Hoàn Nhan Tông Hàn không phải là một người bình thường, nghiêm túc mà nói ông có thể được xem như là người mạnh nhất nước Kim, ông không những tham gia giúp đỡ Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng đế, mà còn là tiên phong trong công cuộc tiêu diệt quân Liêu. Khi Kim Thái Tổ còn tại vị, được ông cổ động mà phát động tấn công nhà Tống. Thiên Hội năm thứ bảy (năm 1129), ông bắt được ba tù binh lớn, một người là Hoàng đế cuối cùng của nhà Liêu, Da Luật Trực Lỗ Cổ, hai người còn lại là hai vị Hoàng Đế Huy, Khâm của Bắc Tống.

Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi - Hoàng đế bị quần thần phạt đánh 20 gậy

Sau khi Hoàn Nhan Tông Hàn nghe nói Hoàng Đế lén trộm đồ của quốc khố, tất nhiên dựa theo yêu cầu của tiên đế trừng phạt Hoàng đế đương nhiệm. Thông qua thương nghị cùng các quần thần, cuối cùng quyết định trị tội của vị Hoàng đế xa xỉ lãng phí này. Ngày hôm đó khi vào triều, bọn họ kéo Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi xuống khỏi Long Ỷ, ấn ông nằm xuống đất thực sự đánh 20 côn. Sau khi đánh xong, Hoàn Nhan Tông Hàn và các vị quần thần mới quỳ xuống thỉnh tội.

Sau khi sự việc qua đi, Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi cũng không có biện pháp, bởi vì bọn họ chỉ đang thực hiện di mệnh của ca ca ông, chỉ có thể thứ chúng thần vô tội. Về sau vị Hoàng đế này học được ngoan ngoãn, không còn dám động loạn đến đồ của quốc khố, giống với ca ca ông, cần cù, tiết kiệm, trị quốc an dân, cho đến lúc băng hà.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành “liều thuốc” kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành https://travel.duhoctrungquoc.vn/ nhé!

Nguồn: Internet

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 17-03-2020 21:22:02

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Văn hoá - Con người,
Top