Phôi thai loài lai người – khỉ được tạo ra ở Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu của Juan Carlos Izpisúa đưa tế bào gốc vào phôi thai khỉ trong thí nghiệm ở Trung Quốc để tìm cách nuôi nội tạng cấy ghép.Những người đi thuyền khi thấy cá sấu đến gần thường dùng mái chèo gõ vào mạn thuyền để xua đuổi. Có phải cá sấu sợ tiếng động? (Minh)Công nghệ là yếu tố chủ đạo giúp máy lọc nước của Kangaroo cho ra nguồn nước giàu Hydrogen và khoáng chất. Biến đổi khí hậu khiến con người phải vật lộn tìm cách để giữ ấm và làm mát.

Phôi thai loài lai người - khỉ được tạo ra ở Trung Quốc

Nhà nghiên cứu Juan Carlos Izpisúa. Ảnh: El Pais.

Nhà khoa học Tây Ban Nha Juan Carlos Izpisúa và cộng sự lần đầu tiên tạo ra loài lai người – khỉ trong một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, bước tiến quan trọng hướng tới sử dụng động vật phục vụ cấy ghép nội tạng người. Nhóm nghiên cứu bao gồm các thành viên ở Viện Salk của Mỹ và Đại học Thiên Chúa giáo Murcia (UCAM) tại Tây Ban Nha, biến đổi gene phôi thai khỉ để vô hiệu hóa những gene cần thiết đối với hình thành nội tạng.

Sau đó, họ đưa tế bào gốc của người vào phôi thai. Sản phẩm sau thí nghiệm là một con khỉ mang tế bào gốc người nhưng không được sinh ra bởi các nhà nghiên cứu đã đình chỉ quá trình phát triển phôi thai. Thí nghiệm diễn ra ở Trung Quốc do Tây Ban Nha chỉ cấp phép thực hiện nhằm nghiên cứu bệnh tật nguy hiểm.

“Kết quả rất hứa hẹn”, Estrella Núñez, cộng tác viên dự án, nhà sinh vật học kiêm phó hiệu trưởng Đại học UCAM, cho biết. “Từ UCAM và viện Salk, chúng tôi không chỉ tiến tới thí nghiệm với tế bào gốc của người và phôi thai chuột hoặc lợn, mà cả với những loài linh trưởng không phải người”.

Phôi thai loài lai người - khỉ được tạo ra ở Trung Quốc

Phôi thai chuột nhắt mang tế bào chuột cống ở tim. Ảnh: El Pais.

Izpisúa cho biết năm 2017, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành thí nghiệm tạo loài lai người – lợn đầu tiên trên thế giới nhưng không đạt thành công như mong đợi. Trong thí nghiệm đó, số lượng tế bào người chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tế bào lợn (1/100.000) và đóng góp ít vào sự phát triển của phôi thai, theo Pablo Ross, bác sĩ thú y kiêm nhà nghiên cứu ở Đại học California, Davis, người tham gia thí nghiệm.

Năm 2017, Izpisúa và cộng sự sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để vô hiệu hóa các gene ở phôi thai chuột nhắt đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của tim, mắt và tụy. Tiếp đó, họ đưa tế bào gốc của chuột cống vào phôi thai. Kết quả là một loạt phôi thai lai chuột nhắt – chuột cống bị đình chỉ phát triển để đáp ứng quy định quốc tế về thí nghiệm kiểu này.

Tiến sĩ Ángel Raya, giám đốc Trung tâm Y học Tái tạo Barcelona, giải thích các thí nghiệm tạo loài lai phải đối mặt với nhiều rào cản đạo đức. “Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào gốc thoát ra và hình thành neuron người trong não động vật? Con vật có nhận thức không? Sẽ ra sao nếu những tế bào gốc đó biến đổi thành tế bào tinh trùng?”, Raya nói.

Núñez nhấn mạnh nhóm nghiên cứu của Izpisuá tạo ra cơ chế để tế bào người tự hủy nếu di cư vào não. Để tránh vấn đề đạo đức, cộng đồng khoa học giới hạn thai kỳ ở 14 ngày, như vậy phôi thai không có đủ thời gian để phát triển hệ thần kinh trung ương của người. Tất cả phôi thai lai trong thí nghiệm đều bị phá hủy trước 14 ngày.

An Khang (Theo El Pais)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 23-10-2019 16:47:47

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc,
Top