Facebook ‘hứng gạch đá’ vì sa thải nhân viên Trung Quốc

MỹFacebook đang hứng chịu làn sóng chỉ trích khi sa thải nhân viên tham gia biểu tình tưởng nhớ đồng nghiệp Trung Quốc tự sát trước trụ sở hôm 19/9.Galaxy Note10+ mở một số tựa game nhanh hơn nhưng khả năng đa nhiệm chưa tốt bằng iPhone 11 Pro Max do một vài ứng Đồng hồ GT 2 của Huawei có ngoại hình đẹp, kết nối với cả iPhone và các máy Android nhưng tính năng còn chưa nhiều.Với bút S Pen và hệ thống cảm biến hình ảnh, Galaxy Note10+ có thể quay phim với hiệu ứng lạ như xóa phông, nhiễu sọc…Em đang là sinh viên năm thứ 3, em đã dùng Galaxy J7 Prime được 3 năm rồi.

Facebook 'hứng gạch đá' vì sa thải nhân viên Trung Quốc

Một lời yêu cầu từ người biểu tình trước trụ sở Facebook: “Hãy đối xử công bằng với người lao động để họ không phải sử dụng Internet của bạn để tìm việc mới”. Ảnh: Standford-daily.

Mạng xã hội WeChat (Trung Quốc) đang dậy sóng vì bài đăng của cựu kỹ thuật viên phần mềm Facebook, Yi Yin. Theo lời kể của người đàn ông 37 tuổi này, ông đã bị buộc rời khỏi công ty mà không hề có sự “phán xét rõ ràng”. Ông Yin đã nhận được e-mail với nội dung cấm tham gia buổi tưởng nhớ Chen Qin, người đồng nghiệp gốc Trung Quốc tự sát ngày 19/9 bằng cách nhảy từ tầng 4 xuống đất tại trụ sở Facebook. Các email ông Yin nhận được mang nội dung đe dọa và đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ, biến thành cuộc biểu tình phản đối chính sách phân biệt đối xử của Facebook với nhân viên Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn Bloomberg, Yin cho biết Phòng nhân sự đã gửi email và triệu tập ông tới cuộc họp hôm 27/9. Trước lúc đó, ông bị cấm phát biểu công khai về người đồng nghiệp quá cố. Vài ngày sau, ông nhận được email cảnh báo thứ 2 và là email “cuối cùng”. Tuy nhiên, nội dung thư không hề trích dẫn hành động của ông vi phạm quy định gì của Facebook.

Ngày 7/10, Yi Yin đã bị yêu cầu nghỉ việc. Phát ngôn viên Facebook, Pamela Austin, xác nhận đã cho Yin thôi việc nhưng bác bỏ cáo buộc cho rằng lý do là ông Yin đã tham gia vào cuộc biểu tình chống lại công ty. Đồng thời, bà Austin cũng từ chối bình luận về các chi tiết mà Yin mô tả.

Trong email phản hồi, phát ngôn viên Facebook, Pamela Austin, giải thích: “Facebook luôn mong muốn tất cả các nhân viên của chúng tôi đối xử với nhau một cách tôn trọng, đặc biệt với các vấn đề nhạy cảm. Chúng tôi không do dự nếu phải hành động để đảm bảo tất cả mọi người đều cảm thấy an toàn khi làm việc”.

Phát ngôn viên Facebook, Charlene Chian, cho biết họ không bình luận về các vấn đề cụ thể liên quan đến nhân sự.

Ngay sau khi bài đăng của Yi Yin được đưa lên mạng xã hội, các phương tiện Trung Quốc đã đưa tin dày đặc về sự việc. Nghiêm trọng hơn, việc này xảy ra trong thời điểm căng thẳng của Thương chiến Mỹ – Trung. Bài đăng đầu tiên của của Yin trên LinkeIn thu hút được 7.000 lượt thích và bình luận, bao gồm nhiều đề nghị công việc mới cho anh. Chỉ tính riêng chủ đề thảo thuận về lý do Yin bị sa thải trên trang Zihu đã có 1,6 triệu tương tác và nhanh chóng lan tỏa tới người dùng nền tảng mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, Weibo.

Facebook 'hứng gạch đá' vì sa thải nhân viên Trung Quốc

Đài tưởng niệm Chen Qin đặt tại biển với biểu tượng Like nổi tiếng của Facebook ở số 1 đường Hacker Way. Ảnh: NDTV.

Kể từ sau vụ tự sát của Chen Qin, nhiều nhân viên đương nhiệm và cựu nhân viên Facebook đã liên tiếp đăng bình luận cáo buộc Facebook đối xử bất công với nhân viên quốc tế. Cuộc biểu tình ngày 26/9 nổ ra chỉ vài ngày sau khi cựu lập trình viên của Facebook và Goolge, Paltrick Shyu, tuyên bố Qin đã phải chịu phán xét thiếu công minh, cũng như không được chấp nhận yêu cầu chuyển khỏi nhóm. Theo một số bài đăng ẩn danh trong tin nhắn nội bộ, việc đánh giá không chính xác sẽ có thể cản trở triển vọng gia hạn Visa làm việc (H-1B) của ông Shuy, buộc ông phải quay về Trung Quốc. Tương tự Yi Yin, Shuy cũng đã bị sa thải khỏi Facebook và được yêu cầu ngừng bình luận trên Twitter.

Việt Anh (theo SCMP)

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 23-10-2019 16:34:37

Danh mục đăng tin:Tin tức Trung Quốc,
Top