Sủi cảo – món ăn không thể thiếu vào bữa ăn đầu năm của Trung Quốc

Từng được coi là phương thuốc chữa bệnh, sủi cảo hiện có nhiều loại phong phú và được cả người Trung Quốc và nước ngoài yêu thích. Vịnh Bắc Bộ được tạp chí Mỹ Condé Nast Traveler mô tả là nơi “ẩn chứa bí mật” về kích thước khổng lồ của Thái Bình Dương.
Đậu Homemade tại 52 Lê Lai, quận 1, TP HCM vừa bổ sung vào thực đơn mùa thu 2019 món nem tai trộn thính đặc trưng xứ Bắc. Ấn Độ khai trương hai đường bay thẳng đến Việt Nam, các hãng nội địa mở thêm đường bay đến những thành phố du lịch như Bali, Phuket, Seoul…
Sự kiện hấp dẫn thực khách vì màn biểu diễn khéo léo của đầu bếp và những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, Việt Nam.
Công viên Haw Par Villa được xây dựng để tái hiện các câu chuyện dân gian Trung Quốc, trong đó nổi bật là khu vực “10 tầng địa ngục”.

Jiaozi hay sủi cảo nước (dùng nước để luộc chín), là một trong những món đặc sản ở miền bắc Trung Quốc. Qua thời gian dài, nó trở thành thứ quà ưa thích của người Trung Hoa cũng như nhiều nước châu Á khác, đặc biệt trong dịp Tết đến, theo GB Times.

Sủi cảo có lịch sử hơn 1.800 năm. Ông Trương Trọng Cảnh, thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong nền y học cổ của Trung Quốc, đã nghĩ ra và dùng món ăn này như một phương thuốc chữa bệnh.

Sủi cảo - món ăn không thể thiếu vào bữa ăn đầu năm của Trung Quốc

Món sủi cảo của Trung Quốc có nhiều loại đa dạng. Ảnh: Daily Meal.

Theo nhiều ghi chép, vào mùa đông năm nọ, trời rét lạnh và dịch sốt lan tràn. Nhiều người nghèo là nạn nhân, họ bị tê cóng ở hai tai. Thầy thuốc Trương Trọng Cảnh vô cùng buồn bã và quyết tâm tìm ra cách chữa bệnh. Ông đã trộn thịt cừu, ớt cay và các loại thảo mộc vào nhau, sau đó thái nhỏ chúng để làm nhân. Ông làm nhão bột và bọc nhân lại thành một món ăn có hình vành tai. Sau khi luộc chín, ông đi phát đồ ăn cho bệnh nhân. Mỗi người sẽ nhận được hai “tai” và một bát súp nóng. Chục ngày sau, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh. Món ăn mới đã giúp dịch bệnh vào trong tầm kiểm soát.

Sau này, mọi người sao chép công thức của người thầy thuốc trứ danh và biến tấu thêm. Họ dùng nhiều loại rau và thịt khác để làm nhân. Tuy nhiên, chiếc bánh vẫn giữ hình dạng dài và dẹt, với nếp gấp cong ở trên đầu.

Sủi cảo - món ăn không thể thiếu vào bữa ăn đầu năm của Trung Quốc

 
 
Sủi cảo-món ăn không thể thiếu vào bữa ăn đầu năm của Trung Quốc

Cách gói sủi cảo. Video: Radio86.

Theo truyền thống ở phía bắc, người dân thường nặn xong sủi cảo trước đêm giao thừa. Họ sẽ ăn món này từ 23h đêm hôm đó đến 1h ngày đầu năm mới. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới được gọi là jiaozi trong tiếng Trung cổ, đồng âm với món sủi cảo. Lúc này, cả gia đình sẽ tụ tập quây quần thưởng thức những chiếc sủi cảo nóng để cùng cầu mong niềm vui, hạnh phúc và thịnh vượng cho năm mới.

Ngày nay, sủi cảo có hàng trăm loại khác nhau với cách chế biến đa dạng. Tuy nhiên, có hai loại nổi tiếng nhất ở hai miền Trung Quốc. Ở miền bắc, jiaozi (sủi cảo) có lớp vỏ dày, màu vàng nhạt với nhân đa dạng, được luộc, hấp, rán và ăn kèm với nước chấm. Song ở miền nam, anh em của món ăn này là won ton (hoành thánh). Loại bánh này có lớp vỏ mỏng hơn với nhân thịt, thường được ăn kèm với súp nóng.

Vân Phạm

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 29-10-2019 17:04:20

Danh mục đăng tin:Thông tin Du học, Tin tức Trung Quốc,
Top