Sự tàn nhẫn đằng sau món gà hong gió Tây Tạng

Trung Quốc Đầu bếp không vặt lông, mà dùng dao sắc mổ gà, tẩm gia vị vào bên trong trước khi phơi khô – lúc này con vật còn sống.

Gà hong gió hay feng gan ji là một món ăn truyền thống của người Tây Tạng. Về cơ bản, đặc sản của vùng cao nguyên lạnh giá này gần giống với thịt xông khói – có thể bảo quản trong nhiều tháng, thậm chí là cả năm. Những loại thịt người Tây Tạng thường ăn là bò yak, dê và cừu. Tuy nhiên cách chế biến gà hong gió lại có phần đáng sợ hơn – được ví như một phương pháp tra tấn.

Để làm món ăn này, điều kiện cần và đủ gồm: một con gà sống, gia vị, thảo mộc, một con dao sắc bén, một đầu bếp khéo léo và có trái tim sắt đá. Đầu tiên, đầu bếp sẽ mổ phanh con gà và lấy nội tạng. Tiếp đó, thảo mộc, muối và những loại gia vị bí mật sẽ nhanh chóng được tẩm đẫm bên trong con vật. Cuối cùng, gà sẽ được khâu lại và treo lên giàn phơi.

Toàn bộ quá trình phải được thực hiện thật dứt khoát để đảm bảo gà còn sống và thịt còn tươi khi treo lên giá. Chúng sẽ ở trên giá tới khi thịt khô quắt lại. Tuy nhiên, cách chế biến này bị lên án là quá tàn nhẫn. Một du khách chia sẻ: “Tôi cảm thấy những con gà như đang gào thét và hỏi tại sao con người lại làm những điều tàn nhẫn với chúng”.

Gà hong gió không chỉ có ở Tây Tạng. Trong lịch sử, một phiên bản tương tự có nguồn gốc từ thời Tam Quốc. Tương truyền, nàng Tôn Thượng Hương, vợ của Lưu Bị, biết phu quân rất thích ăn thịt gà, nên nghĩ ra nhiều cách chế biến – trong đó có gà hong gió. Nhưng khác với ở Tây Tạng, gà vẫn được giết mổ và sơ chế như bình thường trước khi đem phơi. Theo thời gian, món ăn dần phổ biến với người Hán, nhờ ưu điểm là dễ bảo quản, thịt mềm, mùi thơm, không dầu mỡ, người già và trẻ nhỏ đều ăn được.

Sự tàn nhẫn đằng sau món gà hong gió Tây Tạng

Gà hong gió theo kiểu của người Hán. Ảnh: BTime.

Lan Hương (Theo China Whisper)

Chuyên mục Cẩm nang do VnExpress và Tugo phối hợp thực hiện. Công ty du lịch Tugo được thành lập từ năm 2015, chuyên tổ chức tour du lịch hướng đến các thị trường cao cấp như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Australia, Mỹ, châu Âu.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 28-02-2020 01:24:17

Danh mục đăng tin:Thông tin Du học, Tin tức Trung Quốc,
Top