Bí ẩn về thuỷ quái khiến người Trung Quốc đốt pháo đêm giao thừa

Người Trung Quốc không đốt pháo đơn thuần để cầu may hay tạo không khí tưng bừng cho ngày Tết. Vịnh Bắc Bộ được tạp chí Mỹ Condé Nast Traveler mô tả là nơi “ẩn chứa bí mật” về kích thước khổng lồ của Thái Bình Dương.
Đậu Homemade tại 52 Lê Lai, quận 1, TP HCM vừa bổ sung vào thực đơn mùa thu 2019 món nem tai trộn thính đặc trưng xứ Bắc. Ấn Độ khai trương hai đường bay thẳng đến Việt Nam, các hãng nội địa mở thêm đường bay đến những thành phố du lịch như Bali, Phuket, Seoul…
Sự kiện hấp dẫn thực khách vì màn biểu diễn khéo léo của đầu bếp và những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, Việt Nam.
Công viên Haw Par Villa được xây dựng để tái hiện các câu chuyện dân gian Trung Quốc, trong đó nổi bật là khu vực “10 tầng địa ngục”.

Vào dịp Tết Âm lịch, người Trung Quốc thường trang hoàng nhà cửa với câu đối, treo đèn lồng đỏ và đốt pháo nổ đì đùng để ăn mừng. Tuy nhiên, những tục lệ này không đơn thuần chỉ nhằm cầu may. Lý do người Trung Quốc có ngày Tết Nguyên đán bắt nguồn từ một truyền thuyết hàng nghìn năm trước.

Bí ẩn về thuỷ quái khiến người Trung Quốc đốt pháo đêm giao thừa

Người Trung Quốc thường dán giấy đỏ in câu đối lên cửa nhà vào dịp Tết. Ảnh: KEKSoft.

Thời xa xưa, người dân Trung Quốc thường bị một con quái vật tên Niên sống sâu dưới lòng biển, chỉ ngoi lên bờ quấy phá dân làng vào đêm giao thừa. Theo những tài liệu ghi chép cổ nhất từ đầu thế kỷ 20, quái vật có đầu sư tử với răng nanh sắc nhọn, thân mình lực lưỡng như bò. 

Hàng năm, quái vật Niên tìm đến làng bản để ăn thịt trâu bò, ngô lúa và đôi khi nó bắt cả người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Người Trung Quốc thời đó luôn phải rời bỏ làng mạc mỗi khi con quái vật tìm đến, họ để lại thức ăn trước lối vào để nó không phá hoại nhà cửa.

Bí ẩn về thuỷ quái khiến người Trung Quốc đốt pháo đêm giao thừa

Một số tài liệu khác viết rằng quái vật Niên to lớn hơn voi, có sừng dài và hàm răng nhọn. Ảnh: Ancient Origins.

Năm nọ, ông lão ăn mày tới một ngôi làng để xin chỗ trú chân nhưng ai ai cũng xua đuổi vì bận lên núi lánh nạn đúng ngày quái vật Niên tới. Chỉ có một bà cụ cho ông ta vào nhà, nhưng yêu cầu ông phải hứa đuổi quái vật khỏi làng. Người ăn mày đồng ý và mải mê trang trí nhà cửa giúp gia chủ đón năm mới, ủ mưu doạ quái vật.

Nửa đêm, quái vật Niên mò vào làng để kiếm ăn như thường lệ, nhưng nó dừng chân khi thấy một căn nhà dán giấy đỏ. Quái vật gầm lên giận dữ, nhưng tiếng ống tre cháy đì đùng bất ngờ nổ lên khiến nó e sợ. Lão ăn mày mặc quần áo đỏ, bất ngờ nhảy ra và phá lên cười từng tràng khiến con Niên cụp đuôi chạy mất dạng.

Sáng hôm sau, dân làng từ hang trú ẩn về nhà, ai nấy mừng rỡ vì nhà cửa vẹn nguyên. Bà lão hé lộ cho cả làng về lời hứa của người ăn xin. Khi tới nhà bà cụ để xem thực hư thế nào, dân làng thấy mọi cánh cửa đều dán giấy đỏ, nến cháy trong nhà và những ống tre cháy vương vãi trước sân. 

Bí ẩn về thuỷ quái khiến người Trung Quốc đốt pháo đêm giao thừa

Bánh pháo nổ của người Trung Quốc có tên gọi là Baozhu, nghĩa là tre nổ. Ảnh: Weekend Notes.

Kể từ đó, dân làng luôn treo đèn lồng, dán giấy đỏ và đốt pháo nổ vào đêm giao thừa, mặc quần áo đỏ trong ngày Tết để doạ con quái vật. Để ăn mừng chiến thắng, họ mặc quần áo mới và sang chung vui với hàng xóm. 

Tin tức truyền đi, người Trung Quốc tìm ra nhiều cách đuổi đánh quái vật, theo Travel China Guide. Vì vậy, vào đêm giao thừa hàng năm, người dân sẽ thắp nến trong nhà, dán câu đối đỏ lên cửa, đốt bánh pháo và sau này là pháo hoa.

Thực tế, Tết Nguyên đán hay Lễ hội Mùa xuân của người Trung Quốc còn được gọi là “Quá Niên”, với ý nghĩa chỉ thành công khi vượt qua cuộc tấn công của quái vật Niên.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 29-10-2019 18:17:50

Danh mục đăng tin:Thông tin Du học, Tin tức Trung Quốc,
Top