Trung Quốc lắp gờ giảm tốc liên hoàn khiến nhiều người khó hiểu

Ban quản lý khu du lịch tại thị trấn cổ Taierzhuang thuộc , Trung Quốc vừa cho lắp gần 100 gờ giảm tốc dành cho người đi bộ trên đường dẫn tới cổng vào. Thị trường lưu trú hạng sang ở Hà Nội cuối tháng 2 trở nên sôi động sau khi Donald Trump công bố nơi gặp Kim Jong-un.
Quán nhỏ của gia đình bà Ngọ (TP Vinh, Nghệ An) luôn tấp nập thực khách nhờ hương vị gia truyền. Thực khách có thể quay lại với món chân gà nướng phố Bà Triệu từ mùng 3, sữa chua lá nếp Đinh Liệt từ mùng 4.
Hành lang khu tiểu Ấn được trang trí bởi hàng chục tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa phương Đông.
Các khu ẩm thực đường phố của Singapore nổi tiếng với những quán bán đồ ăn đạt chất lượng quốc tế nhưng có giá bình dân.

Các gờ giảm tốc cách nhau khoảng một bước chân, dài 100 m được lắp ngay giữa đường đi vào khu trấn cổ Taierzhuang, People’s Daily đưa tin ngày 2/5.

Công trình này sau khi hoàn thành đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dân bản địa và du khách. Mọi người đều chung thắc mắc: mục đích việc lắp gờ giảm tốc là gì?

Trung Quốc lắp gờ giảm tốc liên hoàn khiến nhiều người khó hiểu

Gờ giảm tốc trên lối vào thị trấn Taierzhuang. Ảnh: REX.

CCTV phỏng đoán con đường có thể mang hình dáng như bàn giặt quần áo truyền thống của người Trung Quốc, với nhiều nếp gấp nhấp nhô.

Một số khác thì tin rằng những chiếc gờ này khuyến khích du khách tận hưởng vẻ đẹp cổ kính của thị trấn Taierzhuang. Tuy nhiên, màu sắc của chúng khá đối lập so với khung cảnh thiên nhiên của khu du lịch.

Những người khác thì cho rằng con đường khá dốc, những gờ giảm tốc này có thể hữu ích như cầu thang cho du khách. “Khi có tuyết rơi, bạn sẽ thấy tác dụng của chúng. Họ lắp gờ là để mọi người khỏi trượt ngã”.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương đến nay vẫn chưa lên tiếng giải thích về mục đích lắp đặt này của mình.

Thị trấn cổ Taierzhuang nằm bên dòng kênh Grand Canal dài gần 1.800 km dẫn từ đến , hệ thống kênh đào lâu đời và dài nhất trên thế giới. Taierzhuang bị phá hủy phần lớn trong thời kỳ chiến tranh Trung-Nhật. Năm 2008, chính quyền khôi phục lại thị trấn cổ với một số công trình còn nguyên vẹn như đền núi Thái và đền Wenchang.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 10-10-2021 21:03:10

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top