Trung Quốc đẩy mạnh du lịch Tây Tạng bất chấp chỉ trích

Khách sạn hạng sang mới mở ở vùng rừng tuyệt đẹp của Tây Tạng là minh chứng cho việc đẩy mạnh du lịch, nhưng cũng vấp phải sự chỉ trích vì có thể góp phần ảnh hưởng bản sắc văn hóa địa phương Thị trường lưu trú hạng sang ở Hà Nội cuối tháng 2 trở nên sôi động sau khi Donald Trump công bố nơi gặp Kim Jong-un.
Quán nhỏ của gia đình bà Ngọ (TP Vinh, Nghệ An) luôn tấp nập thực khách nhờ hương vị gia truyền. Thực khách có thể quay lại với món chân gà nướng phố Bà Triệu từ mùng 3, sữa chua lá nếp Đinh Liệt từ mùng 4.
Hành lang khu tiểu Ấn được trang trí bởi hàng chục tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa phương Đông.
Các khu ẩm thực đường phố của Singapore nổi tiếng với những quán bán đồ ăn đạt chất lượng quốc tế nhưng có giá bình dân.

Trung Quốc đẩy mạnh du lịch Tây Tạng bất chấp chỉ trích

Du khách tham quan cung điện Potala, thủ phủ Lhasa, Tây Tạng. Ảnh: Johannes Eisele

Khách sạn Artel có 103 phòng, tọa lạc ở độ cao 3.700m tại Lulang, khu rừng phía đông nam Tây Tạng. Một đêm nghỉ trong phòng tổng thống có giá tới 1.000 USD, hướng nhìn ra các ngọn núi phủ tuyết trắng trên dãy Himalaya. 

Ông Wang Songping, Phó giám đốc Ủy ban Phát triển Du lịch Tây Tạng, chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng Tây Tạng sẽ đón 24 triệu lượt du khách trong năm nay và 35 triệu du khách vào năm 2020”.

Lulang là khu rừng núi với cảnh sắc tuyệt đẹp, hùng vĩ và hoang sơ, được mệnh danh là “Alps của phương Đông”. Giới chức và các công ty du lịch Trung Quốc đang tăng cường phát triển ngành không khói. Một con đường cao tốc nối với thủ phủ Lhasa đang được xây dựng. Tuyến đường sắt cao tốc nối với Thành Đô, thủ phủ tỉnh láng giềng , dự kiến sẽ hoạt động năm 2021. 

Tuy nhiên làn sóng phát triển này dẫn đến lo ngại rằng mở cửa cho du lịch có thể dẫn đến nhiều người Hán từ Trung Quốc đến định cư tại Tây Tạng, làm ảnh hưởng tới cuộc sống, xói mòn văn hóa bản địa. 

Chuyên gia về Tây Tạng, bà Francoise Robinm nói với AFP: “ Các buổi diễn văn nghệ cho du khách sẽ bị ảnh hưởng bởi lịch sử hoặc các bài hát, múa của Trung Quốc. Văn hóa Tây tạng sẽ bị bóp méo”.

Những người phản đối phát triển kiểu du lịch hiện nay cho rằng khách du lịch thường chỉ có thể đến Tây Tạng theo các tour có tổ chức, và điều này giới hạn sự tự do tìm hiểu của khách và khả năng bộc lộ của địa phương. 

“Nếu khách du lịch và có thể tự do đến Tây Tạng tìm hiểu về người dân nơi đây mà không phải thông qua hãng lữ hành, tôi nghĩ rằng du lịch đang mang lại lợi ích tốt. Nếu không, sẽ chẳng ai biết đến những vấn đề mà người dân Tây Tạng đang gặp phải và chia sẻ với họ”, ông Acharya Yeshi Phuntsok, một người Tây Tạng hoạt động chính trị lưu vong, nói. 

Một số ý kiến còn bày tỏ quan ngại rằng du lịch thúc đẩy kinh tế địa phương nhưng người dân địa phương sẽ không được hưởng. Tuy thế, với các thanh niên đang có công việc mới để làm, họ nghĩ khác. 

Baima Cicuo, 17 tuổi làm việc tại Artel Hotel, người Tây Tạng nói: “Trước đây, tôi sống dựa vào cha mẹ làm nông. Nhưng bây giờ tôi kiếm được 1.000 nhân dân tệ một tháng và học được rất nhiều điều”.

Cao My

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 28-01-2021 21:33:17

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top