Những con hổ bị ngược đãi trong các gánh xiếc ở Trung Quốc

Một nhân viên của gánh xiếc dùng toàn bộ sức lực và cân nặng của cơ thể đè lên đầu hổ, ấn thấp xuống đất, những người còn lại lấy dây trói chặt chân tay của con vật để du khách cưỡi và chụp ảnh. Thị trường lưu trú hạng sang ở Hà Nội cuối tháng 2 trở nên sôi động sau khi Donald Trump công bố nơi gặp Kim Jong-un.
Quán nhỏ của gia đình bà Ngọ (TP Vinh, Nghệ An) luôn tấp nập thực khách nhờ hương vị gia truyền. Thực khách có thể quay lại với món chân gà nướng phố Bà Triệu từ mùng 3, sữa chua lá nếp Đinh Liệt từ mùng 4.
Hành lang khu tiểu Ấn được trang trí bởi hàng chục tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa phương Đông.
Các khu ẩm thực đường phố của Singapore nổi tiếng với những quán bán đồ ăn đạt chất lượng quốc tế nhưng có giá bình dân.

Video dài 2 phút quay cảnh con hổ Amur bị các nhân viên ngược đãi trong một gánh xiếc ở thành phố Yiyang tỉnh Trung Quốc kể từ khi được đăng tải trên mạng đã khiến không ít người xem phải rơi nước mắt. 

Những con hổ bị ngược đãi trong các gánh xiếc ở Trung Quốc

 
 
Những con hổ bị ngược đãi trong gánh xiếc ở Trung Quốc

Video hổ bị ngược đãi trong gánh xiếc rong ở Trung Quốc.

Trong video, con hổ lớn bị ép nằm im trên bàn, hơi thở hổn hển, mệt mỏi. Một người đàn ông được cho là nhân viên gánh xiếc đã cưỡi lên lưng hổ, dùng toàn bộ sức lực cơ thể để đè chặt đầu con vật xuống đất. Hai người còn lại dùng dây thừng quấn chặt chân tay, để con hổ không thể nhúc nhích. Loài vật được cho là hung dữ nhất rừng xanh này ngoan ngoãn như một con mèo, nằm im bất lực và để mặc cho con người hành hạ.

Những con hổ bị ngược đãi trong các gánh xiếc ở Trung Quốc

Những người huấn luyện đã rất nghiêm khắc với các con hổ. Ảnh: DD.

Có khoảng 30 du khách đang đứng vây quanh. Họ đang đợi đến lượt mình để cưỡi lên lưng con hổ và chụp ảnh. 

Ashley Fruno, một tình nguyện viên của hiệp hội bảo vệ động vật (PETA) châu Á nói trên WWF trong một bài phỏng vấn cuối năm 2016: “Trong video bạn có thể thấy một nhân viên đã cầm mic và nói tiếng bản địa. Nội dung lời nói ấy có nghĩa là anh ta đang khuyến khích mọi người cưỡi lên lưng con vật, vì người Trung Quốc cho rằng hổ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng”.

Một bà mẹ bế con tới định để cho đứa bé cưỡi hổ. Tuy nhiên, đứa trẻ khóc thét lên và kêu lớn: “Con sợ, con sợ”. Sau đó, nhiều du khách khác tiến tới cưỡi lên lưng hổ và chụp ảnh làm kỷ niệm. Trong bức ảnh, ai cũng tươi cười hớn hở, chỉ duy nhất có con vật là trông buồn bã.

Những con hổ bị ngược đãi trong các gánh xiếc ở Trung Quốc

Những động vật hoang dã có môi trường sống tồi tệ tại các rạp xiếc ở Trung Quốc. Ảnh: DD.

Sau khi không còn du khách có nhu cầu chụp ảnh, các nhân viên trên đã cởi trói cho con vật. Ngay khi được giải thoát, con hổ nhanh chóng nhảy ra khỏi bàn và chạy về chỗ của mình trong một chiếc cũi sắt khác. Nhiều du khách tin rằng, nó phải chạy nhanh vì sợ hãi con người có thể sẽ bắt nó làm một điều gì khác.

Hành động ngược đãi động vật hoang dã của nhóm nhân viên gánh xiếc được nhiều người đánh giá là độc ác. Tuy nhiên, nhiều du khách đều phải thừa nhận rằng, hành động này vẫn diễn ra thường ngày, không chỉ riêng Trung Quốc mà ở nhiều nơi trên thế giới, thậm chí ngay ở cả nước Mỹ.

Elisa Allen, giám đốc của PETA Anh cho biết: “Con hổ đã bị trói chặt đến nỗi nó không thể nhấc đầu dậy. Bên cạnh đó là một con gấu đang lồng lộn trong chiếc chuồng bên cạnh. Điều đó cho thấy các con vật đã bị tổn thương tâm lý nặng nề đến mức nào”.

Cũng theo Allen, các con hổ đã bị đối xử độc ác tại các rạp xiếc ở châu Á. Những người huấn luyện đã đánh, trói, kéo lê chúng cùng nhiều hành động mạnh tay khác, khiến tinh thần của con vật bị xuống nghiêm trọng. Nhờ vậy, họ mới dễ dàng khiến chúng tuân lệnh.

Theo Chunmei Hu, giám đốc dự án “Trả lại tự do cho các con vật đang phải mua vui cho du khách”, nhiều gánh xiếc tại Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp. Do đó, việc chăm sóc và cung cấp cho các con vật hoang dã môi trường sống tốt, phù hợp là điều hoàn toàn khó khăn. Dù Cục Quản lý ệp Quốc gia đã cấm có sự tiếp xúc trực tiếp giữa du khách và động vật, nhưng nhiều gánh xiếc, rạp xiếc vẫn phớt lờ lệnh cấm này.

Hổ Amur, hay còn gọi là hổ Siberian, là một trong những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Hổ Amur từng sống trên khắp vùng đông bắc Trung Quốc, Viễn Đông Nga. Tuy nhiên theo WWF, môi trường sống chính của chúng đang ngày bị thu hẹp lại.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 10-10-2021 21:04:10

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top