Mì in chữ ở Trung Quốc khiến nhiều người không dám thử

Hộp mì có 12 sợi to bản, làm từ bột gạo, in lời chúc mừng sinh nhật hoặc kinh thư bằng phẩm màu thực vật. Tạp chí National Geographic bình chọn sáu bức ảnh thể hiện cuộc phiêu lưu mang tính sử thi, trong đó có hang Sơn Đoòng, ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo.
Chị Sương không dùng bột bánh xèo bán sẵn trong cửa hàng mà tự tay xay bột gạo và chế biến nhân theo kiểu miền Trung. Ngoài một triệu vé 0 đồng của Vietjet, một số hãng còn mở bán vé giá rẻ, tạo điều kiện cho du khách đi nước ngoài ngắm lá đỏ.
Sự kiện hấp dẫn thực khách vì màn biểu diễn khéo léo của đầu bếp và những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, Việt Nam.
Liao Zian, đến từ , đã đi bộ 440 ngày tại Trung Quốc, Việt Nam và đang ấp ủ kế hoạch tới Campuchia.

Mì in chữ ở Trung Quốc khiến nhiều người không dám thử

 
 
Mì in kinh thư – món ăn kỳ dị ở Trung Quốc

Cách nấu mì sinh nhật ở Trung Quốc

Cũng giống Nhật Bản, các nhà sản xuất đồ ăn ở Trung Quốc luôn khiến người tiêu dùng nhiều lần bất ngờ vì sự sáng tạo. Một trong những món ăn nổi lên gần đây ở đất nước tỷ dân là mì sinh nhật. Theo tục lệ của người Trung Quốc, thọ tinh – người sinh nhật vào hôm đó, nhất định phải ăn một bát mì trường thọ để mong một tuổi mới tốt lành, nhiều sức khỏe. 

Mì in chữ ở Trung Quốc khiến nhiều người không dám thử

Mì sinh nhật có thể biến tấu với nhiều cách chế biến.

Sợi mì trường thọ truyền thống thường là loại sợi dài phổ biến, hạn chế cắt mà để nguyên mang ý nghĩa an lành kéo dài mãi. Tuy nhiên, ngày nay giới trẻ Trung Quốc đã cởi mở hơn về quan niệm này. Họ vẫn ăn mì nhưng đã có nhiều biến thể hơn. Thậm chí, người ta còn có thể ăn một loại mì in chữ như tứ thư ngũ kinh hay những lời hay ý đẹp răn dạy của nhà Phật… Nhiều phiên bản có thêm cả dòng chữ “chúc mừng sinh nhật” để thỏa mãn nhu cầu check-in của thực khách.

Với loại mì này, ý nghĩa nhất là công đoạn mở từng hộp ra, ngẫm nghĩ từng lời hay ý đẹp tựa như trang sách thời cổ xưa. Chúng được làm từ bột gạo, cán thành từng miếng mỏng dài, giống như thẻ sách bằng tre. Thông thường, một hộp có khoảng 12 miếng, trọng lượng 70 gram và bảo quản được trong 60 ngày. Chữ in lên mì có nhiều phiên bản khác nhau cho khách lựa chọn.

Mì in chữ ở Trung Quốc khiến nhiều người không dám thử

Nội dung in trên mì đều là những lời chúc hay răn dạy của nhà Phật.

Dòng chữ có font viết tay với nét bút thanh thoát, đẹp mắt, bằng loại phẩm màu thực vật, có thể ăn được mà không ảnh hưởng sức khỏe. Khi ăn, bạn nấu giống với cách chế biến thông thường, bao gồm rửa mì, luộc mì. Sau đó, tùy khẩu vị mà bạn có thể biến tấu thành các phiên bản khác nhau như mì nấu kiểu udon với thịt bò, nấm, tôm… hay xào với các loại rau củ, thịt, cá…

Đây là món quà sinh nhật được nhiều người lựa chọn để dành tặng cho người thân, bạn bè… Một số thực khách tỏ ra thích thú về món ăn độc đáo này. “Tôi chưa ăn loại mì này bao giờ nhưng quyết định dành tặng cho mẹ trong ngày sinh nhật. Phong cách này được người già yêu thích, nhất là những người thích đọc kinh thư. Tuy nhiên, “giá không hề rẻ”, một thực khách chia sẻ. Số khác cũng dành lời khen về chất lượng mì dai, ngon, dễ nấu.

Mì in chữ ở Trung Quốc khiến nhiều người không dám thử

Không ai phải cũng sẵn sàng thử loại mì độc đáo này.

Tuy nhiên, cũng chính bởi “ngoại hình” có phần khác lạ mà món ăn này khiến nhiều người e dè. Nhà sản xuất cho biết loại “mực” in chữ đều có thành phần an toàn, các chất phẩm màu thực vật làm từ rau củ quả nhưng không phải ai cũng tin tưởng và dám thử. Một số khác lại cảm thấy việc ăn những răn dạy đạo lý làm người như vậy không phù hợp với văn hóa truyền thống.

Loại mì này hiện chỉ bán online ở Trung Quốc với giá 69-89 tệ mỗi hộp (khoảng 225.000 đồng – 300.000 đồng).

Theo Ngoisao

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 02-06-2021 18:42:57

Danh mục đăng tin:Ẩm thực Trung Hoa, Du lịch Trung Quốc,
Top