Khách Tây ví đi tàu hỏa Trung Quốc như vào đấu trường sinh tử

Phượt thủ Hà Lan sốc khi chứng kiến người bản địa khạc nhổ, chen lấn xếp hàng mua vé tàu. Thừa Thiên – HuếRừng ngập mặn Rú Chá chuyển sắc vàng đặc trưng khi thu sang, thu hút khách tham quan và nhiếp ảnh gia tới chiêm ngưỡng.Trung QuốcKailash cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng khoảng 1.000 km về hướng tây, nổi tiếng là ngọn núi linh thiêng theo Phật giáo.
Ngoài Gành Đá Đĩa, những dòng dung nham núi lửa từ hàng triệu năm trước còn tạo nên nhiều cảnh đẹp ở Phú Yên, trong đó có Bãi Xép.
Bãi biển hoang sơ, những xác tàu đắm hay dòng sông ngầm dài 8 km khiến Palawan được bình chọn là hòn đảo đẹp thứ hai thế giới năm 2019.

Victor Eekhof là một phượt thủ Hà Lan từng đặt chân tới 54 quốc gia trên 6 châu lục, trong đó anh dành 3 tháng khám phá Trung Quốc.

Victor cho rằng đi tàu là cách di chuyển lý tưởng tại Trung Quốc, không hề nhốn nháo như Ấn Độ, nhưng khách Tây cũng sẽ có những trải nghiệm độc đáo khi lựa chọn phương tiện công cộng này.

Khách Tây ví đi tàu hỏa Trung Quốc như vào đấu trường sinh tử

Bên trong toa ghế ngồi. Ảnh: Harald Groven.

Chuyến phiêu lưu bắt đầu từ việc xếp hàng mua vé, quá trình thể hiện rõ những khác biệt văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây.

Điều đầu tiên Victor nhắc tới là hành động khạc nhổ khi xếp hàng hoàn toàn được người bản địa chấp nhận. Họ không có thói quen dùng giấy ăn để gói lại những thứ vướng mắc trong cổ, mà nhổ thẳng xuống sàn, đôi khi điểm rơi chỉ cách chân bạn vài cm.

Khi xếp hàng, Victor lưu ý du khách phải đứng sát balô của người phía trước nếu không người khác sẽ nghĩ đó là chỗ trống mà chen vào. Du khách hoàn toàn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhân viên nhà ga nếu gặp rắc rối khi xếp hàng. Phượt thủ Hà Lan gợi ý rằng du khách nên đi cùng người biết tiếng Trung, hoặc mang theo giấy tờ ghi chép thông tin vé bằng tiếng Trung để có thể giao tiếp với nhân viên bán vé.

Khách Tây ví đi tàu hỏa Trung Quốc như vào đấu trường sinh tử

 
 
Khách Tây ví đi tàu hỏa Trung Quốc như vào đấu trường sinh tử

Video: Suedwester.

Một khi bước vào phòng chờ với tấm vé trên tay, bạn hãy chuẩn bị cho giờ phút nhà ga mở cửa cho khách lên tàu, đây cũng là lúc cuộc chiến giành giật ghế ngồi bắt đầu. Phụ nữ và trẻ em không hề được ưu tiên. Victor từng chứng kiến cảnh một bà cụ đi cùng cháu nhỏ bị hành lý của một người khác ép khi đứng trên tàu. Họ trụ vững như những “chiến binh thực sự”, đôi bên cũng không nói với nhau những câu “Xin lỗi” như cách người phương Tây vẫn làm.

“Bạn không nên quá ngạc nhiên khi phát hiện ra ghế mình đã mua lại có người ngồi. Hãy chìa ra tấm vé của mình, họ sẽ trả chỗ cho bạn và miễn cưỡng đứng trong suốt thời gian còn lại. Nếu bạn đủ may mắn để mua được vé giường nằm tầng 1, bạn sẽ thấy luôn có 4 người khác ngồi trên đó. Hai trong số đó là những người nằm tầng trên, hai người còn lại là họ hàng của họ ở toa kế bên. Ngay cả khi len được vào góc của mình trên giường, bạn sẽ trở thành chủ đề cho tất cả hành khách khác trong cabin bàn tán trong suốt 30 phút đầu tiên”, Victor chia sẻ.

Chuyến tàu sẽ đánh thức mọi giác quan của mỗi người: mùi thuốc lá lan ra từ những phòng hút thuốc mở cửa thông với toa hành khách, hình ảnh những người cùng cabin ăn chân gà, tiếng ai đó móc họng vọng ra từ toilet… Đó sẽ là một hành trình dài, Victor không quên nhắc nhở du khách mang theo giấy vệ sinh vì toilet trên tàu sẽ không cung cấp giấy miễn phí.

Theo Victor’s Travels

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 18-09-2019 13:29:51

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc,
Top