Bí mật tại nơi ám ảnh nhất ở chốn thâm cung bí sử Tử Cấm Thành

Một trong những điểm tham quan gây hiếu kỳ ở Tử Cấm Thành là giếng Trân phi, di tích gắn với giai đoạn lịch sử cuối triều nhà Thanh. Nơi này Từ Hy thái hậu đã sai thái giám Lý Liên Anh xô ngã Trân phi xuống giếng nhỏ, lệnh cho hạ thủ lấy đá lấp lại.

Ngày nay, du khách có thể tham quan giếng Trân phi trong sân nhỏ, nằm ở mạn phía đông bắc Tử Cấm Thành. Ảnh: Wiki Commons.

Khi Bắc Kinh thất thủ trong Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900, triều đình phải lui về lánh nạn. Trước khi rời Tử Cấm Thành, Từ Hy Thái hậu không quên Trân phi. Có nhiều dị thuyết về cái chết của Trân phi, nhưng cuốn Quang Tự Hoàng đế Trân phi của Thiện Phổ, lý giải cái chết của Trân phi trùng với lời kể của những người thân tín của nàng: “Trước khi đi, Từ Hy Thái hậu lệnh Trân phi cùng lánh nạn, nhưng nàng bệnh nặng nên không thể đi theo. Trân phi khẩn cầu trở về nhà mẹ đẻ, Thái hậu không đồng ý. Từ Hy thái hậu sai thái giám Lý Liên Anh xô ngã Trân phi xuống giếng nhỏ, lệnh cho hạ thủ lấy đá lấp lại. Có sách ghi, thi thể của Trân phi chỉ được đưa khỏi giếng một năm sau.

Sau khi khâm liệm, quan tài được di táng tại Cung nữ mộ địa ngoài Tử Cấm Thành. Tương truyền, chị Cẩn phi sau này đem miệng giếng đục thêm hai lỗ nhỏ và đặt côn sắt khoá ngang, từ đó không sử dụng.

Theo Beijing Attractions, người đời đồn thổi rằng đêm đêm vẫn có tiếng khóc vọng từ dưới giếng. Nơi này sau được gọi là Giếng Trân phi, trở thành điểm tham quan hút khách ở Cố Cung. Dù miệng giếng rất hẹp, ban quản lý sau này phải lấp lại để đề phòng tai nạn có thể xảy ra với khách tham quan. Đây cũng được một số trang du lịch bình chọn là điểm đến ám ảnh nhất Tử Cấm Thành.

Bài viết này được cập nhật lần cuối (Last updated): 15-10-2019 18:53:45

Danh mục đăng tin:Du lịch Trung Quốc, Khám Phá Trung Quốc,
Top